Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Lê Ngọc Mây - Bác sĩ Nội Ung bướu - Trung tâm Ung bướu Vinmec -Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Ung thư phổi là bệnh lý ác tính thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh lý ung thư. Bệnh nhân thường rất lo lắng khi phát hiện bệnh và băn khoăn không biết rằng liệu ung thư phổi có chữa được không? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc này và giới thiệu các cách hỗ trợ điều trị bệnh ung thư phổi.
1. Bệnh ung thư phổi có chữa được không?
Ung thư phổi là khối u ác tính xuất phát từ phế quản và phổi do sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào ở đây. Bệnh được chia thành hai nhóm chính dựa vào giải phẫu bệnh: ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong khuôn khổ bài viết này sẽ đề cập chủ yếu các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, là một thể bệnh hay gặp ở phần lớn bệnh nhân ung thư phổi. Ở Việt Nam, phần lớn bệnh nhân phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn khi khối u đã lớn, xâm lấn các cơ quan lân cận hoặc di căn đến các cơ quan khác, điều này khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, bệnh ung thư phổi dù ở giai đoạn nào cũng có thể chữa được, đặc biệt nếu phát hiện ở giai đoạn sớm có thể khỏi bệnh trong nhiều năm. Các phương pháp điều trị ung thư phổi bao gồm: phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, liệu pháp nhắm trúng đích, điều trị miễn dịch... đem lại những cái thiện đáng kể cho người bệnh.
2. Tăng cơ hội điều trị thành công ung thư phổi bằng cách nào?
2.1. Phát hiện sớm ung thư phổi giúp tăng cơ hội điều trị thành công
Vấn đề tiên quyết để điều trị thành công ung thư phổi là phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Lúc này, kích thước khối u phổi còn nhỏ, chưa xâm lấn xung quanh và chưa di căn đến hạch cũng như các cơ khác tạo nên cơ hội điều trị khỏi lớn hơn.
Với tiến bộ vượt bậc của khoa học, hiện tại để chẩn đoán sớm bệnh ung thư sớm phổi, có thể khám sức khỏe hàng năm với các xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh từ cơ bản đến nâng cao như:
- Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) suất liều thấp đối với người có yếu tố nguy cơ cao như hút thuốc lá để sàng lọc phát hiện sớm ung thư phổi.
- Nội soi phế quản sinh thiết u hoặc sinh thiết u dưới hướng dẫn của cắt lớp vi tính, tùy thuộc vào vị trí u nguyên phát.
- Giải phẫu bệnh: tế bào học, mô bệnh học. Trong đó mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định ung thư phổi.
- Đánh giá giai đoạn bệnh với các phương pháp tiên tiến: chụp PET/CT, cộng hưởng từ sọ não.
- Xét nghiệm bổ sung như hóa mô miễn dịch, xét nghiệm phân tử giúp tìm kiếm các đột biến gen, các biểu lộ miễn dịch bất thường để cá thể hóa chiến lược điều trị: giải trình tự gen đơn lẻ hoặc giải trình tự gen thế hệ mới (NGS)...
Không phải bạn cần thực hiện tất cả các kỹ thuật này mà tùy tình trạng sức khỏe, nếu có khối u nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật cụ thể để xác định chẩn đoán.
2.2. Điều trị kịp thời và triệt để với các phương pháp phù hợp
Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm nếu được điều trị kịp thời và triệt để có thể loại bỏ khối y, giảm tỷ lệ tái phát và di căn xa. Với các trường hợp được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn I hay giai đoạn II, bệnh nhân có cơ hội điều trị triệt để bằng các phương pháp sau đây:
- Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ khối u, vét hạch hệ thống là một trong các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm, nếu các đánh giá chức năng hô hấp và tình trạng sức khỏe bệnh nhân cho phép tiến hành phẫu thuật.
- Hóa trị bổ trợ, theo sau có thể bổ trợ với thuốc điều trị đích hoặc thuốc điều trị miễn dịch đối với các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn II hay có yếu tố nguy cơ cao nhằm tăng khả năng kiểm soát bệnh, giảm nguy cơ tái phát về sau.
- Xạ trị bổ trợ sau mổ khi có chỉ định nhằm kiểm soát nguy cơ tái phát tại chỗ và tại vùng.
- Liệu pháp nhắm trúng đích: Bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR có thể được chỉ định liệu pháp nhắm trúng đích như thuốc Osimertinib để tăng tỷ lệ điều trị thành công. Ngoài ra các liệu pháp trúng đích khác hay liệu pháp miễn dịch là những phương pháp mới đang được áp dụng trên thế giới và tại Việt Nam đem đến nhiều lựa chọn điều trị tối ưu cho bệnh nhân.
3. Các phương pháp bổ trợ trong quá trình điều trị ung thư phổi
Bên cạnh tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân ung thư phổi cần thực hiện chế độ ăn uống, luyện tập cũng như các phương pháp hỗ trợ khác nhằm tăng cường sức khỏe và giảm tác dụng phụ của điều trị.
3.1. Chế độ dinh dưỡng
- Cung cấp đầy đủ protein: Cung cấp protein đầy đủ, hợp lý giúp phục hồi tế bào và mô. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bệnh nhân tăng cường miễn dịch, nâng cao thể trạng và đảm bảo sức khỏe để tiến hành điều trị.
- Ăn chất béo lành mạnh: Các loại dầu thực vật (như dầu oliu) hay các loại cá (như cá hồi, cá ngừ,...) cung cấp chất béo lành mạnh, omega-3, tốt cho bệnh nhân ung thư.
- Uống nhiều nước: Nước đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, đối với bệnh nhân ung thư đang tiến hành các điều trị đặc hiệu thì vai trò của nước càng quan trọng hơn, giảm tác dụng phụ của hóa chất, xạ trị.
- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi: Ăn các loại rau quả nhiều màu sắc giúp bổ sung vitamin, chất chống oxy hóa. Ngoài ra, rau xanh và trái cây còn hỗ trợ tiêu hóa, tránh táo bón.
3.2. Chế độ luyện tập
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân ung thư phổi cần tăng cường vận động với các bài tập phù hợp với thể trạng cũng như sức khỏe như tập thể dục, đi bộ, đạp xe, tập yoga,...
3.3. Lunasin - hoạt chất sinh học hỗ trợ tăng cường miễn dịch, tăng tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư phổi
Một số loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể giúp bệnh nhân ung thư phổi nâng cao thể trạng và làm chậm tiến triển bệnh. Hiện nay, xu hướng kết hợp thảo dược cùng tây y đang được các chuyên gia khuyên dùng để tăng cường miễn dịch, tác động vào khối u phổi, ung thư phổi mà không ảnh hưởng đến tế bào lành, giúp người bệnh có đủ sức khỏe để điều trị.
Trong đó, hoạt chất lunasin từ đậu tương hoàn toàn khác biệt so với các hoạt chất chống ung bướu khác, nó tiêu diệt các tế bào khối u một cách có chọn lọc, những tế bào đang chuyển hóa thành tế bào ác tính, giúp ngăn chặn tế bào khối ung thư phổi phát triển và di căn.
Năm 2019 theo dự án DA 17/09 của Bộ Y tế, Lunasin đã chính thức được chuyển giao về Việt Nam. Tính đến hiện tại, thì mới chỉ có 3 nước được chuyển giao hoạt chất sinh học này, đó là Mỹ, Philippin và Việt Nam.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính lunasin là giải pháp hiệu quả giúp tăng cường chức năng miễn dịch và tấn công trực tiếp vào tế bào ung thư mà không ảnh hưởng tế bào lành nên giúp ngăn chặn sự phát triển và di căn, giảm nguy cơ mắc và tái phát ung thư phổi. Đồng thời hỗ trợ tăng hiệu quả, giảm tác dụng phụ của các biện pháp điều trị hiện đại như hóa trị, xạ trị.
Mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn, bên cạnh các biện pháp tây y điều trị ung thư phổi, hãy kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần chính lunasin hiệu quả cho người ung thư phổi mỗi ngày nhé!