Các bệnh ảnh hưởng đến chân của người lớn tuổi cần biết

Mục lục

Bệnh ảnh hưởng đến chân của người lớn tuổi là một vấn đề sức khỏe phổ biến, có thể gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. Từ viêm khớp, tiểu đường đến các vấn đề tuần hoàn máu, những bệnh này không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Dưới đây là một số loại bệnh phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe chân của nhóm bệnh nhân này.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Bệnh ảnh hưởng đến chân của người lớn tuổi: Viêm xương khớp

Viêm xương khớp là tình trạng sụn khớp bị thoái hóa, gây ra các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy, cứng khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Đây là bệnh lý phổ biến thường gặp ở người cao tuổi nhưng đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Ở tuổi 50, khoảng cách ước tính mà đôi chân đã đi bộ có thể lên đến 120,700.8 km hoặc hơn. Vì vậy, sự tích tụ của tổn thương và thoái hóa trước đó có thể dẫn đến viêm xương khớp. 

Viêm xương khớp là bệnh ảnh hưởng đến chân của người lớn tuổi khá phổ biến.
Viêm xương khớp là bệnh ảnh hưởng đến chân của người lớn tuổi khá phổ biến.

2. Gai xương

Gai xương là những gai nhọn mọc ra ở các khớp, thường gặp nhất ở cột sống cổ, cột sống thắt lưng và gót chân. Gai xương có thể gây đau và khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động. Nguyên nhân chính là do lão hóa và thoái hóa sụn khớp, hoặc do béo phì làm tăng áp lực lên khớp. Bệnh càng phổ biến khi tuổi càng cao, đặc biệt là với đối tượng trên 60 tuổi.

3. Móng chân mọc ngược  

Móng chân mọc ngược là tình trạng móng chân mọc vào da thịt hai bên mép móng, gây đau đớn và khó chịu. Tình trạng này tuy thường gặp nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng đi lại.

Nguyên nhân phát bệnh là do cắt móng chân không đúng cách, mang giày dép không phù hợp, chấn thương móng chân hoặc do một số bệnh lý nền. Móng chân nên được cắt thẳng hàng, dài hơn đầu ngón chân một chút, đồng thời mang giày dép vừa vặn, thoải mái. Ngoài ra, tránh chấn thương móng chân, giữ vệ sinh bàn chân, cắt móng thường xuyên để phòng ngừa bệnh ảnh hưởng đến chân của người lớn tuổi.

4. Bàn chân phẳng  

Bàn chân phẳng là tình trạng vòm bàn chân bị sụp xuống, khiến toàn bộ lòng bàn chân chạm đất khi đứng. Loại bệnh ảnh hưởng đến chân của người lớn tuổi  này là một dị tật bẩm sinh hoặc mắc phải, ảnh hưởng đến khả năng vận động và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.  

Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh bàn chân phẳng vì chấn thương hoặc do bệnh nền như béo phì, tiểu đường và huyết áp cao. Gân hỗ trợ vòm chân của người bệnh bị tổn thương và làm phẳng bàn chân của họ.

5. Bệnh ảnh hưởng đến chân của người lớn tuổi - Loét bàn chân

Loét bàn chân là một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng, phải cắt cụt chi và thậm chí gây tử vong. Theo thống kê, khoảng 25% người mắc tiểu đường có nguy cơ bị loét bàn chân. Nguyên nhân chính là do tổn thương thần kinh và giảm lưu thông máu, cả hai đều do lượng đường trong máu cao gây ra.

Loét bàn chân có thể bắt đầu từ những biểu hiện nhỏ như một vết phồng rộp nhưng sau đó ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, dẫn tới nhiễm trùng. Hãy luôn chú ý kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm tra bàn chân thường xuyên để phát hiện sớm các vết thương hoặc dấu hiệu nhiễm trùng.

Đặc biệt, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu có bất cứ điều gì không ổn với bàn chân của mình. 

Cần đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời.
Cần đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị kịp thời.

6. Nứt gót chân

Nứt gót chân là tình trạng da ở gót chân bị khô, nứt nẻ và có thể chảy máu. Nứt gót chân thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nứt gót chân có thể gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Nguyên chính là do da khô vì thiếu độ ẩm nên da ở gót chân dễ bị khô và nứt nẻ. Ngoài ra, mang giày dép không phù hợp, dép chật hoặc hở gót có thể khiến da ở gót chân bị cọ xát và nứt nẻ. Thừa cân cũng có thể làm bệnh thêm trầm trọng.

7. Đau thần kinh Morton

Đau thần kinh Morton là một bệnh lý ảnh hưởng đến dây thần kinh ở bàn chân, thường gặp ở người thường xuyên đi giày cao gót hoặc tham gia các hoạt động gây áp lực lên bàn chân. Bệnh gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì và ngứa ran ở ngón chân, gây ảnh hưởng đến sức khỏe chân của người lớn tuổi.

Nguyên nhân là do việc dây thần kinh bị chèn ép như do áp lực từ giày cao gót, các hoạt động thể thao hoặc các yếu tố khác như bướu cổ chân, khiến dây thần kinh bị chèn và tổn thương. Không chỉ vậy, viêm dây thần kinh còn do yếu tố như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp. Loại bệnh ảnh hưởng đến chân của người lớn tuổi này còn có thể xuất phát từ dị tật bẩm sinh, khiến bệnh nhân có cấu trúc bàn chân bất thường, dẫn đến dây thần kinh dễ bị chèn ép.

8. Gãy xương do căng thẳng

Gãy xương do căng thẳng hay còn gọi là gãy xương do mỏi, là tình trạng gãy xương xảy ra do áp lực lặp đi lặp lại tác động lên một phần xương trong thời gian dài. Tình trạng này thường gặp ở những người tham gia các hoạt động thể thao cường độ cao, đặc biệt là người mới bắt đầu tập luyện hoặc tăng cường độ tập luyện đột ngột.

Đối với phụ nữ, sự thay đổi hormone trong thời kỳ mãn kinh có thể làm giảm mật độ xương, khiến xương dễ gãy hơn. Nam giới cũng có thể gặp tình trạng giòn xương khi có tuổi. Nếu nghi ngờ mình bị gãy xương do căng thẳng, cần đi khám bác sĩ để điều chỉnh chế độ tập luyện, ăn uống và sử dụng thuốc phù hợp. 

Gãy xương do căng thẳng là bệnh thường gặp ở những người tham gia các hoạt động thể thao cường độ cao.
Gãy xương do căng thẳng là bệnh thường gặp ở những người tham gia các hoạt động thể thao cường độ cao.

9. Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân là tình trạng viêm của dải mô dày nằm dưới lòng bàn chân, nối xương gót với các ngón chân. Tình trạng này gây đau nhức, sưng tấy và khó chịu ở lòng bàn chân.  

Việc tập luyện quá sức như chạy bộ, đi bộ hoặc đứng quá nhiều có thể khiến cân gan chân bị căng thẳng và viêm. Nghỉ ngơi, tránh các hoạt động gây áp lực lên cân gan chân, chườm đá, băng bó và vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh giảm triệu chứng.

Chân là bộ phận quan trọng giúp di chuyển và vận động linh hoạt. Đối với người lớn tuổi, việc chăm sóc sức khỏe chân càng trở nên quan trọng hơn. Các nệnh ảnh hưởng đến chân của người lớn tuổi có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây khó khăn trong việc di chuyển và sinh hoạt hàng ngày. Những thông tin này giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe chân cho người lớn tuổi. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ