Các chất gây ung thư phổ biến nhất mà người bệnh nên biết

Mục lục

Các chất gây ung thư phổ biến đang trở thành đề tài tìm kiếm của nhiều bệnh nhân. Có thể nói, đây là những chất có nguy cơ cao khiến bệnh nhân mắc ung thư. Các chất này có thể ở trong không khí, trong các sản phẩm nhất định hoặc trong thực phẩm. Hãy cùng tìm hiểu về những chất gây ung thư phổ biến nhất trong bài viết này nhé!

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Ung Bướu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tổng quan về nguồn gây bệnh ung thư

Bệnh nhân có thể nghe qua cụm từ “chất gây ung thư” xuất hiện đâu đó hay trên các bản tin và tự hỏi rằng, chất gây ung thư là những chất như thế nào.

Có thể coi các chất gây ung thư chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị ung thư. Các chất này có thể tồn tại trong không khí, thực phẩm hoặc một số sản phẩm nhất định. Tuy nhiên, tiếp xúc với các chất này không đồng nghĩa với việc bệnh nhân chắc chắn bị ung thư. VIệc có bị ung thư hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. 

Việc người bệnh có bị ung thư hay không sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chứ không đơn thuần chỉ là tiếp xúc với chất gây ung thư.
Việc người bệnh có bị ung thư hay không sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chứ không đơn thuần chỉ là tiếp xúc với chất gây ung thư.

Để tìm ra các chất gây ung thư phổ biến, các nhà nghiên cứu sẽ dùng nhiều phương pháp khác nhau để có thể xác định chất nào có khả năng gây ung thư cao nhất. Từ đó, danh sách các chất dễ gây ung thư nhất đã được kết luận dựa trên các nghiên cứu này. 

Các chuyên gia sẽ dùng nhiều phương pháp và thí nghiệm khác nhau để xác định các chất có khả năng gây ra ung thư cao nhất.
Các chuyên gia sẽ dùng nhiều phương pháp và thí nghiệm khác nhau để xác định các chất có khả năng gây ra ung thư cao nhất.

2. Các chất gây ung thư phổ biến nhất

Sau đây là 10 chất phổ biến nhất có khả năng gây ung thư cho người bệnh.

2.1 Thuốc lá

Có ít nhất 70 chất trong thuốc lá được biết đến là nguyên nhân gây ra ung thư. Các chất này sẽ phá hủy các ADN của người bệnh, từ đó tạo điều kiện cho ung thư hình thành.

Dù thuốc lá không khói có vẻ an toàn hơn nhưng vẫn có khả năng gây ung thư. Vì thế, bệnh nhân nên trao đổi với các chuyên gia hoặc bác sĩ về cách để cai thuốc. 

Trong thuốc lá có hơn 70 chất gây ung thư, do đó bệnh nhân cần cai thuốc lá hoặc tránh tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc lá.
Trong thuốc lá có hơn 70 chất gây ung thư, do đó bệnh nhân cần cai thuốc lá hoặc tránh tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc lá.

2.2 Radon

Radon là một loại khí tồn tại trong tự nhiên và thường là vô hại. Tuy nhiên, nếu radon tích tụ trong nhà và người bệnh hít phải, khí này sẽ phá vỡ niêm mạc phổi của người bệnh. Đây cũng là chất gây ung thư phổi phổ biến nhất ở người không hút thuốc.

2.3 Amiang

Khi bệnh nhân hít phải amiăng từ các sản phẩm chứa chất này, các sợi amiang sẽ kẹt lại ở trong phổi. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đây là một chất gây ra ung thư. Vì thế, nếu tiếp xúc với chất này tại nơi làm việc, bệnh nhân nên mặc đồ bảo hộ.

2.4 Thực phẩm chiên giòn

Khi một số loại rau củ như khoai tây được chiên ở nhiệt độ cao sẽ xuất hiện một chất hóa học có tên gọi acrylamide. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy khi chúng hấp thụ acrylamide trong nước sẽ bị ung thư. Vì thế, các chuyên gia nghĩ rằng con người cũng có thể bị ung thư khi hấp thụ chất này. 

Một trong các chất gây ung thư phổ biến chính là acrylamide, một chất hóa học xuất hiện trong khoai tây chiên và một số loại đồ ăn khác.
Một trong các chất gây ung thư phổ biến chính là acrylamide, một chất hóa học xuất hiện trong khoai tây chiên và một số loại đồ ăn khác.

2.5 Formaldehyde cũng là một trong các chất gây ung thư phổ biến

Formaldehyde là một chất được sử dụng trong nhiều sản phẩm gia dụng. Những nghiên cứu cho thấy rằng đây cũng là một trong các chất gây ung thư phổ biến nhất.

Vì thế, trước khi mua các sản phẩm gia dụng, hãy tìm hiểu xem những sản phẩm này có chứa formaldehyde hay không. Cùng với đó, người bệnh có thể tìm cách làm thông thoáng môi trường sống của mình để hạn chế chất này trong không khí.

2.6 Tia cực tím

tia cực tím không phải là một “chất”, nhưng tác nhân này vẫn có thể gây ra ung thư. Cùng với đó, biến đổi khí hậu và ô nhiễm càng khiến cho tia cực tím có tác dụng mạnh hơn. vì vậy, hãy dùng kem chống nắng, đội mũ và đeo kính râm khi đi ra ngoài để bảo vệ bản thân khỏi tia cực tím.

2.7 Đồ uống có cồn

Các loại đồ uống có cồn như rượu bia khi càng uống nhiều sẽ càng làm tăng nguy cơ mắc phải một số loại ung thư như:

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ không nên uống quá một ly rượu mỗi ngày, và nam giới không nên uống quá hai ly.

2.8 Thịt chế biến sẵn

Các chất có trong các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích hay thịt xông khói đều có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột kết. Bệnh nhân thỉnh thoảng ăn vẫn không sao, tuy nhiên cần phải hạn chế tối đa loại thịt này.

2.9 Khí thải từ động cơ

Khí thải từ các phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong cũng là một trong các chất gây ung thư phổ biến, khi muội than và khí thải của các động cơ này được cho là nguyên nhân gây ra ung thư phổi và một số loại ung thư khác.

2.10 Ô nhiễm không khí

Ngoài khí thải động cơ, không khí ngoài trời còn bị ô nhiễm vì chứa bụi, kim loại và một số chất khác có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Dù bệnh nhân không thể tránh không khí ô nhiễm, nhưng vẫn có thể làm giảm sự ô nhiễm này bằng nhiều cách khác nhau.

Vừa rồi là những thông tin mà Vinmec cung cấp về các chất gây ra ung thư phổ biến nhất. Hy vọng rằng, bệnh nhân đã có được những thông tin cần thiết và từ đó có được các phương pháp hạn chế tiếp xúc với những chất này để bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ