Công dụng thuốc Midanefo 300/25

Mục lục

Với những người đang điều trị căn bệnh tăng huyết áp thì không thể không biết tới thuốc Midanefo 300/25. Vậy thuốc Midanefo là thuốc gì và nên sử dụng với liều lượng ra sao? Việc chủ động tìm hiểu thông tin về thuốc giúp khách hàng có quá trình sử dụng thuốc đạt hiệu quả tốt hơn.

1. Thành phần và công dụng thuốc Midanefo 300/25

Thuốc Midanefo 300/25 thuộc nhóm thuốc tim mạch với công dụng chính là điều trị tăng huyết áp nguyên phát trên các bệnh nhân không được kiểm soát thỏa đáng bởi từng đơn chất irbesartan hoặc hydrochlorothiazid.

Thuốc Midanefo có thành phần chính là Irbesartan 300 mg; Hydroclorothiazid 25 mg cùng các tá dược khác. Với thành phần trên thuốc Midanefo cũng chống chỉ định cho những đối tượng như:

  • Không dùng cho những người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nghiêm cấm dùng thuốc
  • Người bị suy thận nặng, hạ kali huyết trơ, tăng canxi huyết, suy gan nặng, xơ gan tắc mật và ứ mật.

Midanefo là thuốc kê đơn, vì thế bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Việc người bệnh tự ý dùng thuốc để điều trị luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tới sức khỏe.

2. Liều lượng dùng thuốc Midanefo 300/25

Đối với Midanefo, thuốc được uống cùng với nước lọc và uống trước hoặc sau ăn đều được. Về liều lượng dùng thuốc người bệnh có thể tham khảo như sau:

  • Dùng 1 lần duy nhất trong ngày.
  • Không tự ý thay đổi liều dùng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng này chỉ mang tính chất tham khảo nên có thể đúng và không đúng với từng trường hợp bệnh nhân. Sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, bệnh lý và cả những loại thuốc mà bệnh nhân đang kết hợp điều trị khác mà liều dùng sẽ có những thay đổi đáng kể.

Điều quan trọng là bệnh nhân cần thực hiện đúng và đủ việc uống thuốc mỗi ngày để tình trạng sức khỏe sớm được cải thiện.

3. Thận trọng khi sử dụng thuốc Midanefo

Trong quá trình sử dụng thuốc Midanefo, ngoài tác dụng giúp hạ huyết áp người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe sau:

  • Giảm thể tích máu: Sau khi vừa uống liều đầu tiên, người bệnh có thể gặp phải tình trạng này, kèm theo đó là vấn đề người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.
  • Hẹp động mạch thận: Làm tăng nguy cơ tụt huyết áp nặng và suy thận khi bệnh nhân bị hẹp động mạch thận hai bên hoặc hẹp động mạch của một thận chức năng được điều trị với các thuốc có tác động lên hệ thống renin-angiotensin-aldosterone.
  • Tăng kali huyết: Có thể xuất hiện, hiện tượng tăng kali huyết khi dùng irbesartan, đặc biệt là những người có chức năng tim, thận kém. Lúc này người bệnh cần thường xuyên kiểm tra nồng độ kali huyết trong cơ thể.
  • Tăng aldosteron tiên phát: Không khuyến cáo dùng Irbesartan....

Bên cạnh đó trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số phản ứng phụ từ thuốc như: chóng mặt, nhức đầu, hạ huyết áp, nổi mẩn... những phản ứng này được đánh giá là không quá nguy hiểm và dễ biến mất trong thời gian ngắn. Do đó, người bệnh không nên quá lo lắng.

4. Xử trí thế nào khi người bệnh quên hoặc quá liều thuốc?

Nếu khi bị quên hoặc quá liều thuốc Midanefo 300/25, người bệnh nên lưu ý xử trí như sau:

  • Quên liều: Nếu thời gian quên liều chưa quá 3 - 4 giờ, người bệnh cần uống ngay liều đã quên. Ngược lại nếu thời gian quên liều đã quá 3 - 4 tiếng thì nên bỏ qua liều đã quên và không cần bù liều. Ở những liều sau có thể uống thuốc như bình thường.
  • Quá liều: Quá liều là trường hợp khá nguy hiểm. Quá liều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Khi bị quá liều nên thông báo với bác sĩ, đồng thời theo dõi sức khỏe cẩn thận trong thời gian này. Nếu nhận thấy có những bất thường cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Lưu ý để quá trình dùng thuốc điều trị đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên uống thuốc vào cùng một thời điểm trong ngày. Hạn chế tối đa tình trạng quên hoặc quá liều, bởi sẽ làm giãn đoạn quá trình điều trị.

Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Midanefo 300/25 sẽ giúp quá trình dùng thuốc điều trị ở bệnh nhân đạt được hiệu quả tốt nhất cũng như hạn chế những tác động xấu tới sức khỏe.

Chia sẻ