Gừng chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách kết hợp với một số nguyên liệu khác như giấm, rượu hoặc muối biển, phù hợp với mọi đối tượng khác nhau và cực kỳ hiệu quả. Tuy vậy để duy trì sức khỏe cột sống, người bệnh cũng cần đảm bảo tuân theo một số lưu ý quan trọng về chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày
Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
1. Những lợi ích sức khỏe của gừng
Từ lâu, gừng tươi đã được chứng minh là có khả năng chống viêm và hỗ trợ điều trị nhiều triệu chứng của các bệnh như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm và những vấn đề về đường hô hấp. Có được điều này nhờ vào hơn 400 hợp chất tự nhiên trong gừng, điển hình như Gingerols và Shogaols, các hợp chất chống viêm mạnh, có thể giúp giảm đau, ngăn ngừa tổn thương xương khớp.
Gừng còn chứa hợp chất Salicylate có khả năng chuyển hóa thành Axit Salicylic, ngăn ngừa sản xuất Prostaglandin để giảm đau. Cuối cùng là khả năng giảm sản xuất Cytokine với Leukotrienes, những tác nhân hóa học có khả năng gây ra tình trạng viêm khớp, viêm dây thần kinh. Do đó, việc dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm thường được khuyến khích bởi các chuyên gia y tế.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là vấn đề sức khỏe cột sống khá phổ biến, không chỉ gây ra những cơn đau hết sức khó chịu mà còn tác động đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, trong đó thường là do vận động quá mức, lao động căng thẳng, chấn thương ở vùng lưng hoặc đứng, ngồi sai tư thế,, từ đó tạo nên những tổn thương ngoài ý muốn cho cột sống.

Quá trình lão hóa cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm do đĩa đệm và cột sống bị mất nước, dễ bị tổn thương. Ngoài ra có thể do yếu tố di truyền hoặc các vấn đề cơ địa như vẹo lưng, thoái hóa cột sống, gù lưng. Đặc biệt, những người thừa cân sẽ khiến cho đĩa đệm cột sống chịu nhiều áp lực hơn, gia tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm, cuối cùng là nhóm người lao động, mang vác nặng.
3. Những cách dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
3.1. Kết hợp gừng với rượu để chữa thoát vị đĩa đệm
Rượu gừng là một bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm khá phổ biến, nhờ vào đặc tính ấm của rượu giúp tăng cường hiệu quả giảm đau, đồng thời cũng cải thiện khả năng tuần hoàn máu. Rượu gừng cũng có thể giữ để dùng trong một thời gian dài mà không mất tác dụng. Chỉ cần lấy khoảng 3 đến 4 củ gừng tươi, đem đi rửa sạch, giã nhẹ rồi cho vào chai lớn.
Đổ rượu vừa phải, đóng chặt nắp và ngâm trong khoảng 15 ngày. Bằng cách này sẽ giúp rượu hấp thụ các dưỡng chất từ gừng. Mỗi ngày lấy một ít rượu gừng thoa lên vùng bị đau để đạt hiệu quả tối đa.
3.2. Pha giấm với nước cốt gừng
Giấm là một nguyên liệu nấu ăn phổ biến tương tự như gừng, đồng thời hai loại khi kết hợp cũng hỗ trợ giảm triệu chứng thoát vị đĩa đệm khá hiệu quả. Lấy khoảng 30gr gừng mang đi rửa sạch, bỏ vào cối giã nát, sau đó đem đi nấu với hỗn hợp giấm và nước. Đun sôi một lúc để chiết xuất tinh chất trong gừng rồi tắt bếp, lọc lấy nước cốt. Trộn thêm giấm rồi dùng bông y tế để thấm vào nước cốt, thoa lên vùng bị đau mỗi khi cảm thấy khó chịu.

3.3. Sử dụng muối biển chung với gừng
Muối biển được nhận định là có thể tối ưu hóa khả năng điều trị thoát vị đĩa đệm của gừng nhờ vào tính chất nhuận táo, giúp những hoạt chất chống viêm trong gừng thẩm thấu vào cơ thể nhanh hơn.
Đầu tiên, lấy 1 củ gừng tươi đem đi rửa sạch, giã nát rồi trộn đều với muối biển. Bỏ hỗn hợp vào một túi vải nhỏ, chấm thêm chút mật ong trước khi thoa lên vùng bị đau. Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần để đạt hiệu quả tối đa.

3. Các biện pháp phòng ngừa thoát vị đĩa đệm
Mặc dù việc dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm có độ hiệu quả cao, nhưng người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi áp dụng. Ngoài ra, để giữ cho sức khỏe cột sống ổn định và hạn chế tối đa nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, có một số lưu ý quan trọng về chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc hàng ngày mà mọi người nên thực hiện theo.
- Không mang vác vật nặng vượt quá khả năng mà hãy tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết và quan trọng là phải biết kỹ thuật di chuyển vật nặng sao cho thích hợp.
- Hạn chế tập thể dục thể thao và vận động quá mức dẫn tới căng thẳng cột sống.
- Không ngồi hoặc nằm quá lâu, nếu làm trong môi trường văn phòng đòi hỏi ngồi nhiều giờ liền, thỉnh thoảng nên đứng lên đi lại để giãn cơ.
- Có một chế độ ăn uống cân đối, hợp lý, nhiều thực phẩm giàu canxi và các dưỡng chất quan trọng khác. Nên bổ sung thêm các loại sữa, hạt và rau xanh trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
- Trong lúc tập thể dục hoặc sinh hoạt hàng ngày, chuyển động nhẹ nhàng với các động tác xoay, vặn hoặc cúi người, hạn chế áp lực mạnh và đột ngột lên cột sống.
- Những hoạt động như cười, ho hoặc hắt hơi đều có khả năng tạo áp lực lên đĩa đệm, nên lưu ý giữ cơ thể và cột sống ở tư thế tự nhiên khi thực hiện.
- Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thực phẩm chức năng, giúp tăng cường thêm những chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như các loại vitamin B1, B2 và K2, cải thiện quá trình hấp thụ và chuyển hóa.
- Thực hiện những hoạt động thư giãn như yoga, thiền, giảm căng thẳng và áp lực tinh thần để không ảnh hưởng đến sức khỏe cột sống.

Nhìn chung, thoát vị đĩa đệm là một vấn đề xương khớp phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai và người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng những biện pháp Đông y trong quá trình điều trị, điển hình như việc dùng gừng chữa thoát vị đĩa đệm, để giảm bớt triệu chứng và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.