Khám bệnh trĩ là khám những gì?

Mục lục

Khám bệnh trĩ là một bước quan trọng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến đại tràng và hậu môn. Do tính chất công việc căng thẳng cũng như thói quen sinh hoạt không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây bệnh nên bệnh trĩ. Trong đó thành phần hay mắc bệnh trĩ nhất là khối dân văn phòng và những người cao tuổi.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ. BSCK II Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

1. Bệnh trĩ là gì?

Trước khi đi vào quy trình khám bệnh trĩ, hãy cùng tìm hiểu sơ lược về bệnh trĩ nhé.

Bệnh trĩ là một tình trạng liên quan đến sự thay đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Cụ thể, bệnh hình thành khi các đám rối mạch máu trong khu vực này bị tắc nghẽn, khiến tĩnh mạch căng phồng và giãn ra. Tùy theo mức độ tắc nghẽn sẽ hình thành các búi trĩ lớn hoặc nhỏ. Trĩ có thể được chia thành ba loại chính tùy theo vị trí xuất hiện của búi trĩ:

  • Trĩ nội: Xuất hiện ở phía trên đường lược, bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp.
  • Trĩ ngoại: Phát triển phía dưới đường lược được bao phủ bởi lớp biểu mô vảy và nằm dưới lớp da quanh hậu môn.
  • Trĩ hỗn hợp: Là sự kết hợp của cả trĩ nội và trĩ ngoại.
Bệnh trĩ càng nặng thì thời gian điều trị bệnh càng lâu.
Bệnh trĩ càng nặng thì thời gian điều trị bệnh càng lâu.

2. Các yếu tố gây nên bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên phổ biến nhất ở những người trong độ tuổi từ 30 đến 60, đặc biệt là phụ nữ, chiếm khoảng 61% so với nam giới. Nguyên nhân bệnh trĩ có thể xuất phát từ nhiều yếu tố và thói quen xấu, chẳng hạn như:

  • Lối sống ít vận động, đặc biệt là những người làm công việc văn phòng, ngồi nhiều.
  • Uống không đủ nước mỗi ngày.
  • Sử dụng rượu bia thường xuyên.
  • Thói quen ăn nhiều đồ cay nóng.
  • Chế độ ăn thiếu rau xanh và chất xơ.
  • Béo phì, gây áp lực lên vùng hậu môn.
  • Phụ nữ mang thai, do sự thay đổi hormone và áp lực từ tử cung lên vùng hậu môn.
  • Mắc các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Thói quen ngồi lâu trên bồn cầu hoặc rặn mạnh khi đi đại tiện.
  • Một số bệnh lý liên quan đến vùng tiểu khung như u đại trực tràng hoặc u xơ tử cung cũng có thể góp phần gây ra bệnh trĩ.

3. Quy trình khám bệnh trĩ

Nhiều bệnh nhân thắc mắc khi đi khám bệnh trĩ sẽ được kiểm tra những gì. Quá trình khám bệnh trĩ thực tế là một quy trình chẩn đoán kỹ lưỡng và đầy đủ, do các bác sĩ chuyên khoa thực hiện nhằm đảm bảo việc xác định đúng tình trạng bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các bước chính trong quá trình khám bệnh trĩ:

3.1 Khám lâm sàng và bệnh sử

Để có thể chẩn đoán chính xác, bác sĩ cần thực hiện khám bệnh trĩ lâm sàng kết hợp với việc khai thác tiền sử bệnh. Quá trình này bao gồm việc đặt câu hỏi để thu thập thông tin quan trọng về tình trạng bệnh. Những câu hỏi này thường tập trung vào các yếu tố sau

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh trĩ hay không.
  • Thông tin về công việc và độ tuổi của bệnh nhân.
  • Các loại thuốc đang sử dụng hoặc đã từng sử dụng.
  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
  • Việc sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá.
  • Thói quen đại tiện và các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải, có thể liên quan đến bệnh trĩ.

3.2 Khám ngoài hậu môn  

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đứng hoặc nằm trong tư thế thoải mái để kiểm tra các biểu hiện bên ngoài vùng hậu môn. Quá trình này giúp bác sĩ quan sát và đánh giá các dấu hiệu như sưng tấy, đỏ, sự xuất hiện của chất nhầy hoặc máu đông trong tĩnh mạch.

3.3 Khám bệnh trĩ cận lâm sàng

  • Nội soi hậu môn trực tràng: Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi nhỏ để kiểm tra tình trạng mô lót bên trong hậu môn và trực tràng. Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát chi tiết hơn về mức độ tổn thương hoặc bệnh lý trong khu vực này, hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn.  
  • Xét nghiệm máu: Nếu người bệnh có triệu chứng mất máu như đi ngoài ra máu, xét nghiệm máu là rất cần thiết. Xét nghiệm này giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng thiếu máu và đánh giá xem liệu đó có phải do bệnh trĩ hay một vấn đề sức khỏe khác gây ra.

Kết quả khám bệnh trĩ cho phép bác sĩ đánh giá toàn diện mức độ bệnh và từ đó tư vấn những cách điều trị tốt nhất nhằm mang lại hiệu quả tối ưu và sự thoải mái cho người bệnh. 

Người thừa cân hoặc thường xuyên ngồi lâu cần nên khám bệnh trĩ nếu có dấu hiệu của bệnh.
Người thừa cân hoặc thường xuyên ngồi lâu cần nên khám bệnh trĩ nếu có dấu hiệu của bệnh.

4. Các cách chữa trị bệnh trĩ

Sau khi khám bệnh trĩ, bác sĩ sẽ chỉ định hoặc lựa chọn phương pháp điều trị tùy theo tình trạng và mức độ của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thường được áp dụng tại bệnh viện:

  • Thắt dây cao su: Bác sĩ sử dụng một sợi dây cao su để thắt chặt gốc của búi trĩ. Sau khoảng một tuần, búi trĩ sẽ khô đi và tự rụng khỏi hậu môn. Phương pháp này thường chỉ áp dụng cho những trường hợp trĩ nhẹ.
  • Chích xơ: Bác sĩ tiêm một loại hóa chất vào mô trĩ để làm teo và co lại búi trĩ. Đây là phương pháp hiệu quả cho những trường hợp trĩ nhẹ và không có biến chứng.
  • Phương pháp phẫu thuật Longo: Đây là một kỹ thuật phẫu thuật ít đau và thời gian phục hồi nhanh. Bác sĩ sử dụng một máy chuyên dụng để cắt và treo búi trĩ. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp bị trĩ nội.
  • Phẫu thuật cắt trĩ kinh điển: Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp trĩ hỗn hợp (kết hợp cả bệnh trĩ ngoại và trĩ nội) hoặc những bệnh nhân có da thừa nhiều, trĩ biến chứng tắc mạch hoặc sa nghẹt. Phẫu thuật tạo ra vết thương tại vùng hậu môn và cần thời gian vài tuần để lành. Tuy nhiên, hiện nay có thể sử dụng dao siêu âm cắt trĩ để hạn chế việc phỏng mô và giảm đau sau mổ.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng các phương pháp chữa trĩ tại nhà giúp giảm các triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là một số biện pháp đơn giản mà người bệnh có thể áp dụng:

  • Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn: Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ: Người bệnh có thể dùng thuốc bôi hoặc thuốc giúp cải thiện tuần hoàn máu.
  • Ngâm hậu môn trong nước ấm: Mỗi ngày, hãy ngâm khu vực hậu môn trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, khoảng 2-3 lần để giảm đau.
  • Tránh các hoạt động gây căng thẳng: Cố gắng không nâng vật nặng và hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu.
  • Thuốc giảm đau: Nếu cần thiết, người bệnh có thể dùng các loại thuốc giảm đau như acetaminophen, aspirin hoặc ibuprofen, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với gói khám bệnh trĩ và chẩn đoán giúp bệnh nhân được khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với gói khám bệnh trĩ và chẩn đoán giúp bệnh nhân được khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

5. Vì sao bệnh trĩ cần được phát hiện sớm?

Do đây là bệnh lý phát triển âm thầm với triệu chứng ban đầu không rõ ràng cùng tâm lý e ngại, người bệnh thường chần chừ trong việc khám bệnh trĩ và điều trị kịp thời. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và có thể gặp phải các biến chứng khác. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều.

Vì vậy, việc khám bệnh trĩ và điều trị bệnh càng sớm càng tốt là rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp đạt hiệu quả điều trị cao mà còn giúp tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian chữa trị.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp gói khám và chẩn đoán bệnh trĩ. Khi sử dụng gói khám bệnh trĩ, bệnh nhân sẽ được khám, chẩn đoán và thực hiện nội soi để phát hiện bệnh, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Khách hàng sử dụng gói khám và chẩn đoán bệnh trĩ tại Vinmec sẽ được hưởng các dịch vụ sau:

  • Được khám và tư vấn bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa giàu kinh nghiệm.
  • Sử dụng phương pháp nội soi trực tràng, hậu môn để phát hiện bệnh.
  • Hình ảnh về tình trạng hậu môn sẽ được ghi lại, hỗ trợ quá trình theo dõi và điều trị.

Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm hậu môn mãn tính, rò hậu môn, hẹp trực tràng, nứt kẽ hậu môn và nguy hiểm hơn là có thể phát triển thành ung thư. Do đó, để tránh những biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn, việc khám bệnh trĩ và được điều trị sớm là yếu tố then chốt.

6. Vì sao nên khám bệnh trĩ tại Vinmec?

Với trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến, Vinmec đang mang đến cho khách hàng những lựa chọn điều trị tối ưu nhất. Tùy theo mức độ tổn thương của bệnh trĩ, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Tại Vinmec, hiện đang áp dụng hai phương pháp điều trị chính cho bệnh trĩ:

  • Phương pháp tiêm thuốc gây xơ: Thuốc được tiêm trực tiếp vào búi trĩ và các vùng xung quanh để làm xơ cứng, giúp thu nhỏ búi trĩ.
  • Phương pháp phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo phương pháp Longo: Đây là một phương pháp phẫu thuật hiện đại, giúp loại bỏ búi trĩ và điều chỉnh lại cấu trúc hậu môn, giảm thiểu tình trạng tái phát.

Nhờ vào các phương pháp điều trị này, Vinmec có thể giúp bệnh nhân điều trị bệnh trĩ hiệu quả, an toàn và nhanh chóng, tùy thuộc vào mức độ tổn thương của từng trường hợp.

Với các trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến, Vinmec mang đến cho khách hàng những lựa chọn điều trị tối ưu nhất, phù hợp với từng tình trạng bệnh lý cụ thể. Tùy theo mức độ và thương tổn của bệnh trĩ, bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Tại Vinmec, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp tiêm thuốc gây xơ trực tiếp vào búi trĩ và các vùng xung quanh, hoặc phương pháp phẫu thuật khâu treo triệt mạch trĩ theo kỹ thuật Longo.

Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi và chăm sóc kỹ lưỡng bởi các bác sĩ, cùng với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại, đảm bảo tình trạng sức khỏe của người bệnh được giám sát một cách toàn diện.

Vinmec cũng cam kết mang đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và an tâm trong suốt quá trình khám và điều trị.

Mặc dù bệnh trĩ không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ là rất cần thiết để phát hiện sớm bệnh. Nếu để lâu ngày, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí phát triển thành ung thư. Vì vậy, việc khám bệnh trĩ và điều trị sớm là vô cùng quan trọng để tránh các biến chứng và đảm bảo sức khỏe lâu dài.

Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn khâu treo triệt mạch trĩ dưới hướng dẫn siêu âm Doppler

Chia sẻ