Khi nào nên nghĩ tới việc xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục?

Mục lục

Khi nào nên xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục là vấn đề quan trọng cần tìm hiểu rõ. Vì xét nghiệm bệnh lây nhiễm thông qua đường tình dục là điều cần làm để bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Vậy thời điểm nào phù hợp và cần thực hiện loại xét nghiệm nào sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

1. Những bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh lây qua đường tình dục viết tắt là STDs, gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng, bệnh lây truyền thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch tiết khác. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây từ mẹ sang con, lây lan khi truyền máu hoặc dùng chung bơm kim tiêm. Dưới đây là các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp: 

Các bệnh lây nhiễm thông qua đường tình dục hầu hết đều do quan hệ tình dục không an toàn.
Các bệnh lây nhiễm thông qua đường tình dục hầu hết đều do quan hệ tình dục không an toàn.

1.1. Lậu

Bệnh lậu nếu không điều trị sớm có thể gây nhiễm trùng nặng và vô sinh ở cả nam và nữ. Ở nam, triệu chứng xuất hiện sau 2-5 ngày quan hệ tình dục với người bệnh, còn ở nữ có thể không xuất hiện triệu chứng trong nhiều tuần hoặc tháng.

1.2. Giang mai

Giang mai là bệnh tình dục nguy hiểm do vi khuẩn gây ra và có khả năng lây lan nhanh. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng ở tim, não, mắt, xương và gây tử vong. Các triệu chứng của bệnh giang mai khó phân biệt với bệnh khác.

1.3. Mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục là bệnh STI do vi-rút gây ra, tồn tại suốt đời và có thể lây từ mẹ sang con khi sinh. Bệnh gây loét ở bộ phận sinh dục, miệng, sưng hạch, bẹn và đau.

1.4. Sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà (mồng gà) là bệnh tình dục phổ biến ở cả nam và nữ, lây lan mạnh và khó điều trị dứt điểm.

1.5. Viêm gan vi B

Bệnh viêm gan B do vi-rút tấn công gan, lây qua máu, dịch âm đạo, tinh dịch. Đây là một trong những bệnh lý có khả năng lây truyền qua quan hệ tình dục cao.

2. Những dấu hiệu nhận biết sớm các bệnh lây qua đường tình dục  

Các dấu hiệu nhận biết chung các bệnh lây qua đường tình dục gồm:  

  • Loét hoặc mụn nước gần bộ phận sinh dục, miệng.  
  • Tiểu buốt, rát.  
  • Sưng hạch ở háng.  
  • Sốt, ớn lạnh, đau họng, nổi mẩn trên da, đau và sưng khớp.  
  • Chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở vùng sinh dục.  
  • Mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, đau vùng gan.  

Các triệu chứng có thể xuất hiện vài ngày sau khi tiếp xúc hoặc có thể mất nhiều năm mới thấy dấu hiệu rõ ràng.

3.1. Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh ở nữ

Các dấu hiệu nhận biết bệnh lây truyền qua đường tình dục ở nữ giới gồm:

  • Đau vùng bụng dưới
  • Chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt
  • Nóng rát hoặc ngứa xung quanh âm hộ
  • Đau khi giao hợp
  • Huyết trắng ra nhiều, màu đục hơn và có mùi hôi

3.2. Những dấu hiệu và triệu chứng nhiễm bệnh ở nam

Nam giới có thể xuất hiện giọt mủ ở đầu dương vật mỗi sáng khi thức dậy (bệnh lậu), bên cạnh các triệu chứng chung đã kể.

4. Khi nào nên xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục?

Cần thực hiện xét nghiệm bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nếu nằm trong các trường hợp sau:

  • Quan hệ qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng mà không sử dụng bao cao su.  
  • Sử dụng chung kim tiêm chích ma túy hoặc quan hệ với người dùng chung kim tiêm.  
  • Cảm thấy có nguy cơ phơi nhiễm hoặc có dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Ngoài ra, nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây cần thực hiện xét nghiệm ngay:

  • Vết loét hoặc nốt ở vùng sinh dục, đùi, mông.  
  • Dịch bất thường từ âm đạo hoặc dương vật.  
  • Đau rát khi tiểu hoặc tiểu nhiều lần.  
  • Ngứa, đau, sưng ở dương vật, âm đạo, âm hộ hoặc hậu môn.  
  • Triệu chứng giống cảm lạnh như sốt, đau cơ, sưng hạch bạch huyết, mệt mỏi.

5. Các loại xét nghiệm cần thực hiện

Một số khuyến nghị về xét nghiệm kiểm tra những bệnh lây nhiễm thông qua đường tình dục như sau:

  • Xét nghiệm HIV: Kiểm tra ít nhất một lần đối với đối tượng từ 13 đến 64 tuổi.
  • Xét nghiệm kiểm tra vi khuẩn giang mai và lậu: Phụ nữ dưới 25 tuổi có hoạt động tình dục nên kiểm tra giang mai và lậu hàng năm. Phụ nữ trên 25 tuổi cũng nên kiểm tra hàng năm nếu có bạn tình mới, có nhiều bạn tình hoặc bạn mắc bệnh STDs.
  • Xét nghiệm bệnh giang mai, HIV, viêm gan B và viêm gan C đối với tất cả phụ nữ có thai.
  • Xét nghiệm giang mai, lậu, Chlamydia, HIV và viêm gan C ít nhất mỗi năm một lần đối với đàn ông đồng tính, song tính.
  • Kiểm tra họng và hậu môn đối với người quan hệ tình dục qua miệng hoặc hậu môn. 
Khi nào nên xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục? Nữ giới dưới 25 tuổi đã quan hệ nên kiểm tra giang mai và lậu hàng năm.
Khi nào nên xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục? Nữ giới dưới 25 tuổi đã quan hệ nên kiểm tra giang mai và lậu hàng năm.

6. Các con đường lây truyền bệnh

Bệnh tình dục có thể lây nhiễm qua:

  • Quan hệ tình dục với người mắc bệnh STI.  
  • Lây từ mẹ sang con trong thai kỳ, khi sinh hoặc cho con bú.  
  • Truyền máu không an toàn.  
  • Lây qua sinh hoạt hàng ngày như dùng chung dao cạo, ống tiêm, kim tiêm.

7. Phòng ngừa và điều trị bệnh lây qua đường tình dục bằng cách nào?

Sau khi đã hiểu rõ khi nào nên xét nghiệm bệnh lây qua đường tình dục, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân. Dưới đây là các cách phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục gồm:

  • Ngừng quan hệ tình dục khi có dấu hiệu bệnh để khám và điều trị.  
  • Duy trì quan hệ một vợ, một chồng và hạn chế nhiều bạn tình.  
  • Tiêm phòng một số bệnh STI.  
  • Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ với người không rõ tình trạng sức khỏe.  
  • Không uống rượu bia, sử dụng ma túy.  
  • Tuân thủ điều trị theo chỉ định bác sĩ.  
  • Tránh dùng chung các vật dụng dễ lây bệnh như dao cạo, ống tiêm, kim tiêm.
  • Tiêm vắc-xin HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất, dành cho nữ từ 9-26 tuổi (Gardasil) hoặc 10-25 tuổi (Cervarix), bất kể đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Nên tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vắc-xin có hiệu quả dài và hiện chưa có khuyến cáo tiêm nhắc lại. 
  • Giao hợp qua âm đạo, hậu môn hoăc miệng, không sử dụng bao cao su khi quan hệ.
  • Dùng chung kim tiêm chích ma túy, giao hợp với người dùng chung kim tiêm.
  • Cảm thấy bản thân bị phơi nhiễm hoăc có dấu hiêu STI.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục.

Bệnh lây qua đường tinh dục là gì và thời điểm cần xét nghiệm bệnh là những kiến thức cực kỳ quan trọng. Xét nghiệm định kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân và đối tác. Vì thế, nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh lây nhiễm qua đường tình dục hoặc nghi ngờ bản thân bị lây nhiễm cần đến cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm để có hướng điều trị phù hợp. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ