Kiểm soát đau viêm khớp vẩy nến ở tay tại nhà bằng cách nào?

Mục lục

Kiểm soát đau viêm khớp vẩy nến ở tay là một quá trình quan trọng để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và cải thiện khả năng vận động. Tình trạng này có thể gây sưng, đau và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Bằng cách kết hợp các biện pháp tự chăm sóc tại nhà như thay đổi lối sống và các phương pháp điều trị y tế như thuốc, vật lý trị liệu hoặc tiêm thuốc, người bệnh có thể kiểm soát cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Cách kiểm soát đau viêm khớp vẩy nến ở tay

1.1 Dùng thuốc giảm đau

Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (có trong Advil, Motrin) hoặc naproxen (có trong Aleve) là những loại thuốc có thể được mua mà không cần bác sĩ kê đơn. Những loại thuốc này giúp giảm viêm và đau trên toàn cơ thể, bao gồm cả vùng tay.  

Nếu cần, bác sĩ có thể kê đơn các loại NSAID với liều lượng mạnh hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các NSAID cần tuân theo hướng dẫn để tránh tác dụng phụ và tương tác không mong muốn với các thuốc khác. 

Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm viêm và giảm đau trên toàn cơ thể, bao gồm cả vùng tay.
Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) giúp giảm viêm và giảm đau trên toàn cơ thể, bao gồm cả vùng tay.

1.2 Nghỉ ngơi

Mỗi khi bệnh nhân thấy đau ở ngón tay hoặc cổ tay, một trong những cách kiểm soát đau viêm khớp vẩy nến ở tay là hãy để tay được nghỉ ngơi - dừng việc đang làm trong vài phút để cho tay có thời gian phục hồi. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể thực hiện các bài tập tay nhẹ nhàng để giảm tình trạng cứng khớp.

1.3 Chườm lạnh hoặc chườm nóng

Chườm lạnh có thể giảm viêm và sưng, đồng thời làm tê những vùng da nhạy cảm trên tay. Hãy đắp một miếng gạc lạnh hoặc túi nước đá lên vùng bị ảnh hưởng trong 10 phút mỗi lần, lặp lại vài lần trong ngày. Người bệnh cần đảm bảo bọc đá trong khăn để tránh làm tổn thương da.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể thử dùng miếng gạc ấm hoặc miếng đệm sưởi cho vùng tay bị đau. Mặc dù nhiệt độ ấm không làm giảm sưng nhưng chườm nóng cũng có thể giúp giảm đau hiệu quả, tương tự như chườm lạnh.

1.4 Mát xa tay

Mát xa tay nhẹ nhàng có thể mang lại hiệu quả tuyệt vời cho các khớp tay bị cứng và đau. Bệnh nhân có thể tìm đến các kỹ thuật viên mát xa chuyên nghiệp hoặc tự mình xoa bóp tay vài lần mỗi ngày.

Để thực hiện, hãy đặt ngón cái lên cổ tay và ngón trỏ bên dưới bàn tay. Sau đó, di chuyển các ngón tay lên từng ngón tay với áp lực vừa phải, giống như hành động vắt sữa bò.

1.5 Đeo nẹp

Nẹp là thiết bị hỗ trợ thường được làm từ nhựa hoặc các vật liệu khác như kim loại hoặc chất liệu tổng hợp. Nẹp được thiết kế để hỗ trợ và giảm đau ở bàn tay, giúp giảm sưng, tình trạng cứng khớp và đau ở bàn tay và cổ tay. Ngoài ra, đeo nẹp có thể giúp ổn định khớp và hạn chế chuyển động không cần thiết. Một chuyên gia trị liệu hoặc bác sĩ sẽ chỉ định và chọn kích thước nẹp phù hợp để đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân.

1.6 Tập thể dục cho tay

Việc thường xuyên vận động bàn tay sẽ giúp ngăn chặn tình trạng cứng khớp và cải thiện phạm vi chuyển động của bệnh nhân. Dưới đây là một bài tập đơn giản bệnh nhân có thể thử:

  • Nắm chặt tay.
  • Giữ tư thế đó trong khoảng 2–3 giây.
  • Duỗi thẳng bàn tay ra. 
Một trong những cách kiểm soát đau viêm khớp vẩy nến ở tay là nắm và duỗi bàn tay.
Một trong những cách kiểm soát đau viêm khớp vẩy nến ở tay là nắm và duỗi bàn tay.

Bệnh nhân cũng có thể thử định hình bàn tay thành hình chữ "C" hoặc "O" và giữ nguyên tư thế đó trong vài giây. Thực hiện bài tập này khoảng 10 lần và lặp lại mỗi ngày.

1.7 Nhẹ nhàng với tay

Bệnh viêm khớp vẩy nến ở tay thường gây ảnh hưởng đến móng tay, khiến chúng trở nên rỗ, nứt và thay đổi màu sắc. Do đó, bệnh nhân phải chăm sóc móng tay cẩn thận. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc để lực quá mạnh lên các khớp tay đang đau có thể gây thêm đau đớn.

Thường xuyên cắt tỉa móng tay là lựa chọn tốt nhất nhưng nên tránh cắt quá sâu hoặc làm tổn thương lớp biểu bì bên dưới. Việc này có thể gây tổn thương cho các mô mỏng xung quanh móng tay, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.

1.8 Ngâm tay

Ngâm tay với nước ấm pha thêm một ít muối Epsom có thể giúp giảm sưng và đau. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên để tay ngâm trong nước quá lâu. Việc ngâm tay trong thời gian  dài có thể làm khô da và làm tái phát bệnh vẩy nến.

1.9 Bảo vệ tay

Một vết thương nhỏ cũng đủ có thể làm bùng phát viêm khớp vẩy nến. Để tránh điều này, bệnh nhân hãy luôn đeo găng tay khi thực hiện các hoạt động có khả năng tổn thương tay như làm việc chân tay hoặc làm vườn.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể mua găng tay đặc biệt dành cho người bị viêm khớp. Găng tay này có thể bảo vệ tay bệnh nhân, giảm sưng và đau.

1.10 Tiêm steroid

Việc tiêm Corticosteroid có thể giúp giảm sưng tấy ở các khớp bị viêm. Đôi khi, steroid khi kết hợp với thuốc gây tê cục bộ có thể giảm đau hiệu quả hơn. Bác sĩ có thể tiêm vào từng khớp tay bị ảnh hưởng, hiệu quả giảm đau thường kéo dài vài tháng. 

Bác sĩ có thể tiêm từng khớp tay bị ảnh hưởng, hiệu quả giảm đau từ những mũi tiêm này thường kéo dài vài tháng.
Bác sĩ có thể tiêm từng khớp tay bị ảnh hưởng, hiệu quả giảm đau từ những mũi tiêm này thường kéo dài vài tháng.

2. Những câu hỏi thường gặp

2.1 Những dấu hiệu ban đầu của viêm khớp vảy nến là gì?

Các triệu chứng ban đầu của viêm khớp vẩy nến có thể bao gồm đau khớp, sưng tấy, cứng khớp, sưng ngón tay, móng tay bị rỗ, cảm giác mệt mỏi và viêm mắt.

2.2 Viêm khớp vẩy nến ở tay có cảm giác như thế nào?

Phụ thuộc vào cách bệnh viêm khớp vẩy nến ảnh hưởng đến bàn tay mà bệnh nhân có thể bị đau, sưng và cứng khớp ở bàn tay hoặc ngón tay. Ngoài ra, có thể bệnh nhân cũng gặp hiện tượng rỗ ở móng tay.

2.3 Nguyên nhân chính gây ra viêm khớp vẩy nến ở tay

Viêm khớp vẩy nến là một bệnh tự miễn, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể vô tình tấn công các mô khỏe mạnh, gây viêm nhiễm và tổn thương. Nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được hiểu rõ nhưng các chuyên gia tin rằng, cả yếu tố di truyền và môi trường đều góp phần gây nên.

2.4 Tiên lượng sống của bệnh nhân viêm khớp vẩy nến

Bệnh nhân có thể kiểm soát đau viêm khớp vẩy nến ở tay nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu bệnh nhân bị viêm khớp vẩy nến, bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các vấn đề sức khỏe khác, có thể ảnh hưởng đến tim và phổi hoặc liên quan đến ung thư, nhiễm trùng.

Tuy bệnh không đe dọa tính mạng nhưng có thể bị vô hiệu hóa tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Do đó, nguy cơ tự tử ở những người mắc viêm khớp vẩy nến cũng khá cao.

Việc kiểm soát đau viêm khớp vẩy nến ở tay yêu cầu sự kết hợp giữa các biện pháp tại nhà và điều trị y tế. Bệnh nhân có thể sử dụng chườm lạnh/nóng, thuốc giảm đau không kê đơn và tập luyện để giảm triệu chứng. Tuy nhiên, điều trị y tế có thể cần thiết để kiểm soát bệnh hiệu quả, bao gồm thuốc chống viêm mạnh hơn và các phương pháp điều trị khác.  

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ