Liên quan giữa đau dạ dày và đau lưng

Mục lục

Trào ngược dạ dày gây đau lưng không chỉ là một triệu chứng thông thường mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người. Tuy không đe dọa tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và kéo dài, tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương mô mềm. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau nhé!

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Trào ngược dạ dày gây đau dạ dày

Đau dạ dày là vấn đề tiêu hóa thường gặp và ngày càng phổ biến hơn, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là người trưởng thành.

Bên cạnh đó, tình trạng đau dạ dày do trào ngược dạ dày cũng đã và đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hối hả hiện nay. Do axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây rối loạn cơ thắt thực quản dưới, người bệnh sẽ gặp một số triệu chứng như khó nuốt, buồn nôn, ợ chua và đau lưng.

Cụ thể hơn, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau khi bị đau dạ dày:

  • Đau bụng xuất hiện theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ, thường lan lên phía trên và sang bên trái, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Ăn uống kém hơn so với bình thường.  
  • Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị chảy máu dạ dày do thuốc hoặc do ung thư dạ dày gây ra. 
Đau dạ dày có một số triệu chứng lâm sàng như buồn nôn, ợ chua hoặc đau lưng,...
Đau dạ dày có một số triệu chứng lâm sàng như buồn nôn, ợ chua hoặc đau lưng,...

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác tình trạng đau dạ dày, bao gồm:

  • Chụp X-quang dạ dày - tá tràng
  • Nội soi dạ dày tá tràng
  • Sinh thiết và xét nghiệm tế bào học dịch dạ dày
  • Một số xét nghiệm khác

2. Trào ngược dạ dày gây đau lưng

Đau lưng do đau dạ dày có thể khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh lý khác, do đó mọi người cần hết sức lưu ý triệu chứng này.

Khi bị kích ứng, axit clohydric trong dạ dày phá hủy các sợi thần kinh ở ngực, vai và lưng dẫn đến cảm giác đau nhức ở những vị trí này, đây cũng là nguyên nhân gây đau lưng ở những người bị đau dạ dày. Cơn đau do nguyên nhân này thường kéo dài vài tiếng đồng hồ, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Tuy không đe dọa tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và kéo dài, đau lưng khi bị đau dạ dày có thể dẫn đến tổn thương mô mềm. Thêm vào đó, bệnh nhân đau dạ dày có thói quen kê cao đầu khi ngủ để hạn chế trào ngược axit dạ dày. Tư tư thế ngủ đầu cao này chính là một trong những nguyên nhân gây đau lưng ở những người bệnh đau dạ dày.

Hơn nữa, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày gây đau lưng bao gồm:

  • Thực phẩm cay nóng, chua và nhiều dầu mỡ là tác nhân gây trào ngược dạ dày do khả năng kích thích dạ dày, tăng tiết axit dịch vị.
  • Khi mang thai, kích thước tử cung tăng dần gây áp lực lên dạ dày. Áp lực này khiến cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây tổn thương cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến tình trạng trào ngược axit dạ dày lên thực quản.
  • Thừa cân béo phì là một trong những nguyên nhân làm gia tăng áp lực lên dạ dày, dẫn đến hiện tượng axit dạ dày trào ngược lên thực quản. 
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày gây đau lưng
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày gây đau lưng

Ngoài điều trị nội khoa, người bệnh cần kết hợp thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao và điều chỉnh lối sống để giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng hiệu quả như:

  • Tăng cường tiêu thụ trái cây, rau củ quả, thịt nạc, cá và sữa chua
  • Tránh xa các món ăn cay nóng, nước ngọt có ga, thực phẩm có tính axit cao như cam, chanh
  • Các bài tập giảm đau lưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm cải thiện hệ tiêu hóa, giảm trào ngược dạ dày, kiểm soát cân nặng hiệu quả. Nhờ vậy, áp lực lên vùng lưng được giảm thiểu, góp phần làm giảm đáng kể các triệu chứng đau lưng.
  • Người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo dược như mật ong, nghệ, gừng, cây thì là hoặc trà hoa cúc
  • Nằm nghiêng sang trái giúp dạ dày nằm ngang, hạn chế tình trạng trào ngược axit từ dạ dày lên thực quản.
  • Tránh nằm sau khi ăn để hạn chế axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
  • Hạn chế ăn quá no bởi việc này có thể gây áp lực lên dạ dày, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn. 
Một số loại thảo dược như mật ong, nghệ, gừng,... có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày
Một số loại thảo dược như mật ong, nghệ, gừng,... có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh đau dạ dày

Nhìn chung, đau dạ dày không chỉ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và vận động thường ngày do triệu chứng đau lưng đi kèm. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và xây dựng lối sống lành mạnh, bao gồm tập luyện và chế độ dinh dưỡng khoa học.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một cơ sở y tế hàng đầu, nổi bật với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị công nghệ tiên tiến. Bệnh viện không chỉ đảm bảo chất lượng chuyên môn mà còn mang đến dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp. Không gian khám chữa bệnh tại đây luôn đảm bảo sự văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ