Nên uống thuốc gì khi mắc viêm đường tiết niệu nhẹ là vấn đề quan trọng cần tìm hiểu rõ. Việc lựa chọn thuốc điều trị phù hợp có thể giảm triệu chứng nhanh chóng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Trong bài viết này sẽ giải đáp chi tiết những loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả và các lưu ý khi sử dụng thuốc khi mắc viêm đường tiết niệu nhẹ.
Được giải đáp bởi Bác sĩ Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Xin chào bác sĩ. Em bị viêm đường tiết niệu nhẹ thì nên uống thuốc loại gì ạ? Bác sĩ có thể cho e đơn thuốc được không. Em cảm ơn bác sĩ nhiều.
Câu hỏi ẩn danh
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Hệ thống Y tế Vinmec. Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ trẻ (không mang thai và không mắc bệnh lý mạn tính) thường có thể điều trị khỏi sau một đợt dùng thuốc. Tuy nhiên, để phòng ngừa tái phát, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít), tránh nhịn tiểu khi có nhu cầu và đi tiểu sau mỗi lần quan hệ tình dục. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
1. Viêm đường tiết niệu là gì?
Trước khi tìm hiểu uống thuốc gì khi mắc viêm đường tiết niệu nhẹ, chúng ta cần hiểu rõ về bệnh lý này để điều trị đúng cách. Viêm đường tiết niệu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào nước tiểu, gây viêm nhiễm ở các cơ quan trong hệ tiết niệu. Bệnh được phân loại như sau:
- Theo vị trí: Viêm đường tiết niệu trên (bao gồm viêm thận - bể thận cấp, viêm thận - bể thận mạn tính, áp xe thận, thận ứ mủ) và viêm đường tiết niệu dưới (bao gồm viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến).
- Diễn biến của bệnh: Nhiễm khuẩn niệu đơn giản và nhiễm khuẩn niệu phức tạp
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập ngược dòng từ niệu đạo vào bàng quang (chiếm 95% các trường hợp mắc bệnh), một phần khác xuất phát từ nhiễm khuẩn qua đường máu (chiếm 5%). Trong số các tác nhân gây bệnh, vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) chiếm đến 80%.
Đối với nữ giới, khi bị viêm đường tiết niệu, bệnh nhân sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như sau:
- Mỗi lần đi tiểu tiện, nước tiểu ra ít và đi tiểu liên tục sau 15 - 20 phút/lần.
- Tiểu rắt và tiểu buốt.
- Nước tiểu có màu đục, mùi hôi nồng, thậm chí có thể xuất hiện mủ hoặc máu.
- Đau quặn ở vùng thắt lưng hoặc bụng dưới.

Ở nam giới, các dấu hiệu viêm đường tiết niệu gồm:
- Nước tiểu màu đục, mùi hôi nồng, có lẫn máu hoặc mủ.
- Tiểu lắt nhắt.
- Đi tiểu nhiều lần.
- Niệu đạo đau rát và ngứa.
- Đau vùng bụng dưới và thắt lưng, cơn đau tăng lên khi quan hệ tình dục.
2. Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?
Viêm đường tiết niệu không thể tự khỏi mà cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường có các biểu hiện nhẹ, dễ bị bỏ qua nhưng nếu không xử lý sớm, tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên dai dẳng và khó chữa dứt điểm. Trong các trường hợp cấp tính, bệnh có thể gây ra triệu chứng nghiêm trọng như mệt mỏi, sốt cao, tiểu buốt, xuất hiện máu hoặc mủ trong nước tiểu.
Vì vậy, việc can thiệp y khoa dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa là rất cần thiết. Nếu chủ quan hoặc không điều trị, viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.
3. Uống thuốc gì khi mắc viêm đường tiết niệu nhẹ?
Các loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu sẽ được bác sĩ kê toa, bao gồm:
3.1. Midasol
Midasol được chỉ định sử dụng trong các trường hợp viêm đường tiết niệu nhẹ, nhằm giúp giảm viêm và giảm đau hiệu quả. Liều lượng khuyến cáo là 6 viên mỗi ngày, chia thành 2 - 3 lần uống sau bữa ăn để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
3.2. TanaMisolBlue
TanaMisolBlue là thuốc điều trị viêm đường tiết niệu, giúp giảm tắc nghẽn và cải thiện các khu vực lân cận bị ảnh hưởng bởi nhiễm trùng. Liều dùng thông thường là 2-3 viên, uống 3 lần mỗi ngày sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
3.3. Domitazol
Domitazol là một loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu nhẹ, phù hợp cho cả trẻ em và người lớn. Liều dùng khuyến cáo của thuốc là 2 viên mỗi lần, uống 3 lần mỗi ngày, giúp cải thiện triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả.
3.4. Miclacol blue F
Miclacol Blue F là một giải pháp đa dạng trong điều trị viêm đường tiết niệu, với các đặc tính nổi bật như kháng nấm, kháng khuẩn và chống nhiễm trùng hiệu quả. Thuốc trị viêm tiết niệu này được khuyến nghị sử dụng theo liều lượng tiêu chuẩn dành cho người lớn là 6 viên mỗi ngày, chia thành 3 lần uống, tốt nhất là khoảng 30 phút sau bữa ăn để đạt hiệu quả tối ưu.
Nếu đang thắc mắc nên uống thuốc gì khi mắc viêm đường tiết niệu nhẹ, các loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu phổ biến nêu trên thường được bác sĩ kê toa dựa trên tình trạng cụ thể của từng người. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc để tránh những biến chứng không mong muốn.
4. Viêm đường tiết niệu uống thuốc bao lâu khỏi?
Thời gian điều trị viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp dựa trên nguyên nhân và mức độ cụ thể của bệnh.
Với những trường hợp viêm đường tiết niệu nhẹ, bệnh nhân có thể khỏi bệnh trong khoảng 5 – 7 ngày sau khi dùng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu. Tuy nhiên, để phòng ngừa tái phát và ngừa viêm bể thận, thời gian điều trị có thể kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Đối với những trường hợp bệnh nặng, quá trình điều trị có thể kéo dài hơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Các nội dung tư vấn khác
- Bệnh bàng quang thần kinh là gì, điều trị ra sao?
- Giãn đài bể thận có nguy hiểm không?
- Đau đỉnh sống mũi có nghiêm trọng không?
Các bài viết cùng chủ đề