Người ghép tim sống được bao lâu? Rủi ro, cách cải thiện sau ghép tim

Mục lục

Người ghép tim sống được bao lâu? Những điều gì có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của họ và làm cách nào để cải thiện sức khỏe cho người bệnh hậu phẫu thuật? Đọc bài viết để tìm ra câu trả lời.

1. Người ghép tim sống được bao lâu?

Chất lượng cuộc sống sau khi ghép tim không chỉ phụ thuộc vào quá trình phẫu thuật, mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, tuổi tác của người bệnh, tình trạng sức khỏe tổng quát và cách cơ thể phản ứng với quá trình cấy ghép đều đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian sống sau phẫu thuật.

Các dữ liệu gần đây đã cho thấy rằng khoảng 75% bệnh nhân ghép tim sống được ít nhất 5 năm sau khi trải qua cuộc phẫu thuật này. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.


Người ghép tim sống được bao lâu? Tuổi tác là một yếu tố gây ảnh hưởng
Người ghép tim sống được bao lâu? Tuổi tác là một yếu tố gây ảnh hưởng

Đối với những bệnh nhân phẫu thuật thành công, gần 85% đã quay trở lại làm việc hoặc thực hiện các hoạt động yêu thích khác mà họ từng thực hiện trước khi mắc bệnh tim. Các hoạt động như bơi lội, đạp xe, chạy bộ, hoặc các môn thể thao khác trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống họ, đóng góp vào sự hồi phục và tích cực hóa tinh thần của họ. Điều này là một phản ứng tích cực và đầy động lực trong quá trình tái hòa nhập cuộc sống sau khi trải qua ghép tim.

2. Những rủi ro có thể xảy ra sau khi phẫu thuật ghép tim

Có hai rủi ro chính có thể xảy ra đối với các bệnh nhân hậu phẫu thuật cấy ghép tim. Hai rủi ro này có thể dẫn tới tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

2.1 Nhiễm trùng

Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân và gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Nhiễm trùng có thể xảy ra tại vết mổ hoặc ở bất kỳ vùng nào của cơ thể mà bác sĩ đã thực hiện phẫu thuật.

Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm:

  • Sưng, đau, đỏ hoặc có dấu hiệu của sự mưng mủ tại vùng mổ.
  • Vết thương hoặc vết cắt không lành.
  • Sốt trên 100,4°F (38°C).
  • Phát ban da.
  • Đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh.
  • Vết loét đỏ, nóng hoặc chảy nước.
  • Đau họng, ngứa họng hoặc đau khi nuốt.
  • Nghẹt mũi, đau đầu hoặc đau dọc theo xương gò má trên.
  • Ho khan hoặc ho dai dẳng kéo dài hơn hai ngày.
  • Các mảng trắng trong miệng hoặc trên lưỡi.
  • Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Các triệu chứng giống cúm (ớn lạnh, đau nhức, nhức đầu hoặc mệt mỏi).
  • Khó tiểu, đau hoặc rát, đi tiểu liên tục hoặc đi tiểu thường xuyên.
  • Nước tiểu có máu, đục hoặc có mùi hôi.

Ho là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng
Ho là một trong những triệu chứng của nhiễm trùng

Nếu nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng, nó có thể lan ra các cơ quan khác trong cơ thể và tạo ra rủi ro lớn hơn cho sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Việc sử dụng các thiết bị như ống dẫn tim hoặc van cơ học có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là khi bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu. Để giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng, các biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật, bao gồm sự giữ gìn vệ sinh cá nhân và theo dõi sát sao bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào là rất quan trọng.

2.2 Thải ghép

Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng bằng cách di chuyển tế bào miễn dịch khắp cơ thể để kiểm tra và xử lý các vấn đề được phát hiện. Sự thải ghép xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhận ra rằng quả tim được cấy ghép không giống với phần còn lại của cơ thể và cố gắng xử lý các sai sót. Nếu để yên, hệ thống miễn dịch sẽ gây tổn thương tế bào của trái tim mới và cuối cùng là phá hủy khả năng hoạt động của trái tim.

Khi quá trình thải ghép diễn ra, cơ thể người ghép tim sẽ có các triệu chứng sau:

  • Sốt trên 100,4°F (38°C).
  • Thường xuyên hụt hơi.
  • Có các triệu chứng giống cảm cúm.
  • Đau ngực.
  • Tăng huyết áp.

Khi quá trình thải ghép diễn ra, đau ngực là một trong các triệu chứng
Khi quá trình thải ghép diễn ra, đau ngực là một trong các triệu chứng

Để ngăn chặn sự đào thải, bệnh nhân sẽ được sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch. Những loại thuốc này giúp hạn chế hoạt động của miễn dịch để trái tim mới không bị tổn thương. Bởi vì thải ghép có thể xảy ra bất cứ lúc nào sau khi cấy ghép, bệnh nhân sẽ được dùng thuốc ức chế miễn dịch một ngày trước khi cấy ghép và sau đó trong suốt quãng đời còn lại của họ.

Người nhận ghép tim cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dùng thuốc ức chế miễn dịch để tránh trường hợp thải ghép. Các dấu hiệu của sự đào thải được theo dõi chặt chẽ và bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng và loại thuốc dựa trên kết quả kiểm tra. Điều này là quan trọng để đảm bảo an toàn và sức khỏe của người ghép tim.

Thuốc ức chế miễn dịch có thể dẫn đến nguy cơ cơ thể bị nhiễm trùng. Bởi thế, các nhà nghiên cứu liên tục nghiên cứu các loại thuốc ức chế miễn dịch an toàn hơn, hiệu quả hơn và dung nạp tốt hơn.

3. Cách cải thiện tuổi thọ của người ghép tim

Người ghép tim sống được bao lâu sẽ phụ thuộc nhiều vào các hoạt động của người cấy ghép. 3 hoạt động sau đây là những gì người đã phẫu thuật cần thực hiện đều đặn để cải thiện tuổi thọ của mình.

3.1 Sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ

Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải duy trì việc sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là để ngăn chặn phản ứng thải ghép của cơ thể đối với cấy ghép. Việc sử dụng thuốc kéo dài cả đời có thể gây ra tác dụng phụ như huyết áp cao, mọc tóc quá mức, loãng xương hay tổn thương thận. Để giảm những vấn đề này, thuốc bổ sung thường được kê đơn bởi bác sĩ thông qua những lần tái khám và kiểm tra.

3.2 Rèn luyện sức khỏe

Người nhận ghép tim được khuyến khích tập thể dục để cải thiện chức năng tim và tránh tăng cân. Để biết phương pháp luyện tập nào phù hợp, bệnh nhân cần thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia phục hồi chức năng tim trước khi bắt đầu chương trình tập luyện.

Do dây thần kinh dẫn đến tim bị cắt trong quá trình phẫu thuật, tim được ghép thường đập nhanh hơn (khoảng 100 đến 110 nhịp/phút) so với tim bình thường (khoảng 70 nhịp/phút). Trái tim mới cũng phản ứng chậm hơn khi tập thể dục và không tăng nhịp tim nhanh như trước. Trong quá trình luyện tập, người cấy ghép tim cần theo dõi sát sao mức huyết áp và chỉ số nhịp tim.


Bệnh nhân ghép tim được khuyến khích tập thể dục thường xuyên để cải thiện chức năng tim mạch
Bệnh nhân ghép tim được khuyến khích tập thể dục thường xuyên để cải thiện chức năng tim mạch

3.3 Người ghép tim sống được bao lâu? Cải thiện sức khoẻ với chế độ ăn uống lành mạnh

Sau phẫu thuật, người nhận ghép tim cần phải tuân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt, ít natri hơn để có thể giúp giảm nguy cơ cao huyết áp. Bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng sẽ dựa trên tình trạng của bệnh nhân để đưa ra gợi ý chế độ ăn phù hợp, đảm bảo quá trình cải thiện sức khỏe lẫn hạn chế các rủi ro ảnh hưởng đến tuổi thọ.


Sau phẫu thuật, người ghép tim cần tuân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt và lành mạnh
Sau phẫu thuật, người ghép tim cần tuân theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt và lành mạnh

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ