Phương pháp điều trị vi khuẩn HP tự nhiên mà người bệnh cần biết

Mục lục

Phương pháp điều trị vi khuẩn HP tự nhiên như mật ong, nha đam và lợi khuẩn đường ruột có thể hỗ trợ điều trị nhiễm vi khuẩn HP, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, người bệnh cũng cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các thực phẩm gây kích thích dạ dày.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá - Gan Mật - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Tổng quan về tình trạng nhiễm vi khuẩn HP

Các chuyên gia ước tính rằng, hơn một nửa dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày, nhưng chỉ một số ít phát triển thành bệnh.

Nếu cơ thể không thể kiểm soát lượng H. pylori, điều này có thể dẫn đến viêm dạ dày, loét và thậm chí là ung thư dạ dày. Nhiễm H. pylori thường được điều trị bằng liệu pháp ba thuốc, bao gồm hai loại kháng sinhthuốc ức chế bơm proton (PPI).

Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP có thể tham khảo thêm các biện pháp điều trị tự nhiên. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá tích cực với các phương pháp điều trị tự nhiên cho bệnh nhân nhiễm H. pylori. Các phương pháp này có thể giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn bao gồm cả hệ miễn dịch, từ đó tăng cường sức khỏe tổng thể.

 

Các chuyên gia ước tính có hơn một nửa dân số toàn cầu mang vi khuẩn HP trong dạ dày, tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số đó phát triển thành bệnh.
Các chuyên gia ước tính có hơn một nửa dân số toàn cầu mang vi khuẩn HP trong dạ dày, tuy nhiên chỉ một phần nhỏ trong số đó phát triển thành bệnh.

Các phương pháp điều trị vi khuẩn HP tự nhiên được các bác sĩ khuyến nghị sử dụng sẽ được đề cập chi tiết hơn trong phần dưới đây. 

2. Phương pháp điều trị vi khuẩn HP tự nhiên bằng mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và con người đã sử dụng loại nguyên liệu này như một vị thuốc từ thời xa xưa. Một nghiên cứu trước đây cho thấy, mật ong có thể kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn H. pylori trong các tế bào biểu mô dạ dày. 

Mật ong có thể giúp điều trị nhiễm vi khuẩn HP.
Mật ong có thể giúp điều trị nhiễm vi khuẩn HP.

Các nghiên cứu khác cũng đã chứng minh rằng, mật ong có các đặc tính chống H. pylori nhưng cần có thêm các nghiên cứu trên động vật và thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả và an toàn khi sử dụng mật ong như một phương pháp điều trị bổ sung hoặc thay thế.

3. Lô hội

Lô hội (Aloe vera) là một loại thảo dược được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau. Theo một nghiên cứu vào năm 2019, gel lô hội có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa. Nghiên cứu này cho thấy lô hội có thể có lợi cho:

  • Điều trị táo bón
  • Giải độc
  • Tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa
  • Làm lành vết thương

Nghiên cứu năm 2022 cũng ghi nhận rằng chiết xuất gel từ lá lô hội có khả năng ức chế H. pylori, cho thấy tiềm năng của lô hội như một biện pháp hỗ trợ khi kết hợp với kháng sinh. Tuy nhiên, vẫn cần các nghiên cứu lâm sàng chuyên sâu để xác minh độ an toàn và hiệu quả khi ứng dụng trong điều trị nhiễm H. pylori.

4. Mầm bông cải xanh

Mầm bông cải xanh vô cùng dồi dào sulforaphane - một hợp chất đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).

Các nghiên cứu trước đây bao gồm nghiên cứu trên ống nghiệm, động vật và cả con người, đều đã chỉ ra tác dụng có lợi của sulforaphane trong việc chống lại việc nhiễm vi khuẩn HP. Ngoài ra, nghiên cứu trên loài chuột nhiễm H. pylori cũng ghi nhận mầm bông cải xanh giúp giảm tình trạng viêm dạ dày, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa một cách tự nhiên.

5. Sữa và Lactoferrin trong điều trị nhiễm vi khuẩn HP

Lactoferrin là một glycoprotein có trong sữa bò và sữa mẹ đã được chứng minh có khả năng ức chế vi khuẩn H. pylori. Theo một bài báo khoa học năm 2023, việc bổ sung lactoferrin cùng với liệu pháp ba loại thuốc tiêu chuẩn có thể làm tăng khả năng loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn H. pylori. 

Glycoprotein có trong sữa bò là một trong các phương pháp điều trị vi khuẩn HP tự nhiên.
Glycoprotein có trong sữa bò là một trong các phương pháp điều trị vi khuẩn HP tự nhiên.

6. Tinh dầu  

Một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2020 đã đánh giá công dụng của các loại tinh dầu đối với việc điều trị và ức chế Urease của vi khuẩn H. pylori. Urease là một enzyme cần thiết cho sự sống của vi khuẩn, cho phép H. pylori tồn tại trong môi trường axit của dạ dày và có khả năng gây hại cho tế bào người.  

Kết quả nghiên cứu cho thấy tinh dầu tuyết tùng và tinh dầu oregano có hoạt tính ức chế mạnh đối với H. pylori, trong đó tinh dầu tuyết tùng còn hiệu quả trong việc ức chế hoạt động của urease. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã khuyến cáo không được uống các loại tinh dầu; thay vào đó, chúng chỉ nên được sử dụng qua hít ngửi hoặc liệu pháp mùi hương để tránh tác dụng phụ tiềm ẩn.

7. Phương pháp điều trị vi khuẩn HP tự nhiên bằng trà xanh

Trà xanh là thức uống phổ biến trên toàn thế giới, được biết đến với hàm lượng chất chống oxy hóa và dưỡng chất dồi dào. Theo nhiều nghiên cứu khoa học trên động vật và con người, các hợp chất chống oxy hóa chính trong trà xanh - catechin có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).

8. Probiotics (lợi khuẩn đường ruột)

Probiotics là những vi khuẩn có lợi giúp cải thiện sức khỏe. Gần đây, việc dùng probiotics để hỗ trợ điều trị nhiễm H. pylori ngày càng được quan tâm và nghiên cứu. Có nhiều loại probiotics, trong đó Bifidobacterium – vi khuẩn thường có trong sữa và thực phẩm lên men – được tin dùng để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng ở đường tiêu hóa, bao gồm cả nhiễm khuẩn HP.

Nghiên cứu năm 2021 đã phân tích vi khuẩn đường ruột của những người bị loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày do H. pylori. Kết quả cho thấy những người này có nồng độ Bifidobacterium thấp, gợi ý rằng loại vi khuẩn này có thể đóng vai trò bảo vệ và chống lại H. pylori.

9. Khi nào cần liên hệ bác sĩ

Nhiều người nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) có thể không bao giờ xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn H. pylori liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, bao gồm loét dạ dày và viêm dạ dày. 

Cần thảo luận với bác sĩ khi sử dụng bất kì phương pháp tự nhiên nào để điều trị nhiễm khuẩn HP.
Cần thảo luận với bác sĩ khi sử dụng bất kì phương pháp tự nhiên nào để điều trị nhiễm khuẩn HP.

Khi tình trạng viêm dạ dày hay loét dạ dày trở nặng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:

Nếu người bệnh gặp những triệu chứng này, trao đổi sớm với bác sĩ là điều cần thiết để điều trị kịp thời. Không được tự ý thay thế liệu pháp kháng sinh điều trị H. pylori bằng các phương pháp điều trị vi khuẩn HP tự nhiên mà không tham khảo trước với bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ