Sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống

Mục lục

Sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống là việc làm vô cùng quan trọng vì đây là một tổn thương nghiêm trọng. Lúc này, khả năng sống sót và phục hồi nhanh cho nạn nhân sẽ được nâng cao. Ngược lại, một số biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạnh sẽ xảy ra nếu không được sơ cứu hoặc sai cách. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này nhé.  

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Đức Lượng, Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

1. Cột sống rất dễ bị chấn thương

Cột sống được hình thành từ nhiều đốt sống liên kết với nhau, bên trong chứa ống sống chứa tủy sống. Bộ phận này có chức năng làm điểm tựa và chịu đựng toàn bộ trọng lượng cơ thể, đồng thời hỗ trợ chức năng thần kinh của tủy sống. Do là phần xương lớn chịu áp lực cao, cột sống rất dễ gặp phải chấn thương.  

Các tổn thương do chấn thương cột sống có thể xảy ra ở một hoặc nhiều bộ phận của cột sống như xương (đốt sống), các đĩa mô ngăn cách các đốt sống (đĩa đệm), các cơ xung quanh, dây chằng hoặc tủy sống và các dây thần kinh phân nhánh xuất phát từ bản thân.

Tổn thương tủy sống là nguy cơ lớn nhất khi bị chấn thương cột sống. Những tổn thương như vậy có thể làm mất cơ lực hoặc cảm giác dưới vùng bị thương. Nếu tủy sống hoặc các rễ thần kinh bị ép do đĩa đệm lệch hoặc mảnh xương gãy, tổn thương chỉ xảy ra tạm thời. Tuy nhiên, nếu dây thần kinh bị đứt một phần hoặc hoàn toàn, tổn thương có thể là vĩnh viễn. Do đó, việc sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống nhằm mục đích tránh tổn thương thêm và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt. 

Nạn nhân cần được chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt sau khi được sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống.
Nạn nhân cần được chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt sau khi được sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Chấn thương cột sống xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:

  • Tai nạn giao thông thường là nguyên nhân chủ yếu.
  • Tai nạn lao động, ví dụ như ngã cao từ thang, cây, mái nhà...
  • Chấn thương thể thao như trong các môn đua xe đạp, đua ngựa, nhảy cầu...
  • Vết thương cột sống do vũ khí hỏa khí chẳng hạn như đạn bắn, mảnh bom.
  • Gãy cột sống cổ, đặc biệt là trong những trường hợp tự tử bằng thắt cổ… 
Cột sống là bộ phận quan trọng giúp tạo khung và chống đỡ cơ thể.
Cột sống là bộ phận quan trọng giúp tạo khung và chống đỡ cơ thể.

3. Triệu chứng của cột sống bị chấn thương

Mức độ và vị trí tổn thương quyết định triệu chứng của chấn thương cột sống.

Khi chỉ có tổn thương ở các đốt sống mà không làm ảnh hưởng đến tủy sống, nạn nhân chủ yếu cảm thấy đau tại khu vực bị tổn thương. Tình trạng đau ở cột sống có thể bị che lấp bởi những tổn thương khác gây đau đớn hơn.

Tùy thuộc vào phân đoạn tủy sống bị tổn thương, các triệu chứng dưới đây sẽ xảy ra nếu tủy sống bị chèn ép hoặc tổn thương:

  • Khó thở do liệt cơ hô hấp là một trong những triệu chứng thường gặp khi có tổn thương các đốt sống cổ. Nạn nhân có thể xuất hiện hiện tượng di động yếu ở lồng ngực khi khám hoặc có dấu hiệu liệt cơ hoành. Các cơ được chi phối bởi phân đoạn tủy cổ như cơ hô hấp, cơ chi trên và chi dưới bị yếu hoặc liệt. Bên cạnh đó, nạn nhân còn gặp phải các triệu chứng như rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn, mất phản xạ gân xương.
  • Các triệu chứng chung của tổn thương đốt sống ngực bao gồm rối loạn cơ tròn, dị cảm, yếu, liệt chi và đau nhưng khu vực tổn thương phía dưới thấp hơn.
  • Các biểu hiện chính của tổn thương cột sống thắt lưng bao gồm rối loạn cảm giác, liệt hoặc yếu hai chi dưới và rối loạn cơ tròn.
  • Tụt huyết áp (choáng tủy) nhưng mạch chậm lại là một triệu chứng khá thường gặp trong các trường hợp chấn thương cột sống đã bị chèn ép và tổn thương tủy sống.

4. Sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống

4.1. Đối với tình trạng nạn nhân còn tỉnh

Nạn nhân cần được trấn an và khuyên không nên cử động. Sau đó, người sơ cứu hãy gọi ngay 115 hoặc dịch vụ cấp cứu y tế địa phương để được hỗ trợ khẩn cấp.

Nằm hoặc quỳ xuống phía sau đầu người bị nạn. Giữ cánh tay cố định, người sơ cứu cần đặt khuỷu tay lên mặt đất hoặc đầu gối rồi nắm chặt hai bên đầu nạn nhân. Nhớ tách các ngón tay ra để không bịt tai nạn nhân và nạn nhân nghe được những gì người sơ cứu nói. Người sơ cứu cần giữ vững và đỡ đầu nạn nhân ở tư thế trung lập này, đảm bảo đầu, cổ và cột sống thẳng hàng. 

Người sơ cứu cần trấn an nạn nhân và gọi 115 ngay lập tức.
Người sơ cứu cần trấn an nạn nhân và gọi 115 ngay lập tức.

Trong khi người sơ cứu cố định đầu nạn nhân ở vị trí trung tính, hãy nhờ người trợ giúp đặt chăn, khăn tắm hoặc quần áo cuộn tròn vào hai bên đầu và cổ nạn nhân. Sau đó, giữ vững tư thế này cho đến khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến dù phải chờ đợi bao lâu đi nữa. 

Cách sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống khi nạn nhân còn tỉnh.
Cách sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống khi nạn nhân còn tỉnh.

Trong khi chờ đợi sự trợ giúp, người sơ cứu hãy nhờ người trợ giúp theo dõi và ghi chép kỹ các dấu hiệu quan trọng như ý thức, nhịp thở và mạch.

4.2. Đối với nạn nhân bất tỉnh

Để giữ cho cánh tay ổn định, người sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống hãy quỳ hoặc nằm sau đầu nạn nhân, đặt khuỷu tay lên mặt đất hoặc đầu gối. Sau đó, nắm chặt hai bên đầu, nâng đỡ đầu để đầu, thân và chân của nạn nhân nằm thẳng hàng.

Đường thở của nạn nhân sẽ được mở bằng kỹ thuật đẩy hàm. Cụ thể, người sơ cứu cần đặt đầu ngón tay vào góc hàm của nạn nhân rồi nhẹ nhàng nâng hàm lên để mở đường thở, đồng thời chú ý không nghiêng cổ nạn nhân. 

Sơ cứu chấn thương cột sống khi nạn nhân bất tỉnh.
Sơ cứu chấn thương cột sống khi nạn nhân bất tỉnh.

Tiếp theo, người sơ cứu hãy kiểm tra hô hấp của nạn nhân, nếu vẫn còn thở thì tiếp tục đỡ đầu. Sau đó, người sơ cứu cần hoặc yêu cầu người khác gọi 115 hay dịch vụ cấp cứu y tế tại địa phương để được hỗ trợ khẩn cấp.

Nếu nạn nhân không có dấu hiệu thở, người sơ cứu cần tiến hành hô hấp nhân tạo ngay lập tức. Nếu phải di chuyển nạn nhân, người sơ cứu hãy áp dụng kỹ thuật xoay người (log-roll).

Trong khi chờ sự trợ giúp đến, người sơ cứu nên nhờ người trợ giúp theo dõi và ghi lại cẩn thận các dấu hiệu quan trọng, mức độ phản ứng, nhịp thở và mạch.

5. Kỹ thuật Log-roll

Để xoay một nạn nhân có khả năng bị chấn thương cột sống, kỹ thuật này sẽ được sử dụng. Người sơ cứu hãy định vị nạn nhân và người cứu trợ đúng như trong hình minh họa, trong đó nạn nhân để tay khoanh trước ngực. Người giữ đầu sẽ ra lệnh lăn khi mọi người đã sẵn sàng đúng chỗ. 

Kỹ thuật Log-roll.
Kỹ thuật Log-roll.

Tiếp theo, sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống cần hướng dẫn người hỗ trợ xoay nạn nhân theo hướng đã được thỏa thuận, đồng thờ đảm bảo đầu, thân và chân của nạn nhân nằm trên một đường thẳng. Cột sống cần được giữ thẳng bằng cách hỗ trợ đùi ở tư thế hơi nâng lên.

Cột sống bị chấn thương là một bệnh lý phức tạp với nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do đó, khi nghi ngờ mắc phải chấn thương, nạn nhân cần phải được kiểm tra và đánh giá mức độ tổn thương. Dựa trên kết quả khám, các bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng và di chứng của bệnh. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ