Tác dụng của thuốc Vacoloratadine

Mục lục

Thuốc Vacoloratadine có công dụng trong điều trị các tình trạng dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, mề đay... Để dùng thuốc Vacoloratadine an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

1. Vacoloratadine là thuốc gì?

Vacoloratadine thuộc nhóm thuốc kháng Histamin, đối kháng thụ thể H1. Thuốc Vacoloratadine dùng trong điều trị dị ứng. Vacoloratadine được sản xuất trong nước bởi Công ty cổ phần dược Vacopharm theo số đăng ký V910-H12-05.

Thành phần chính có trong Vacoloratadine là hoạt chất Loratadine hàm lượng 10mg. Thuốc bào chế dạng viên nén, hộp 50 vỉ x 20 viên. Hộp thuốc Vacoloratadine màu xanh da trời hình vuông, tên thuốc in màu vàng uốn lượn.

2. Tác dụng thuốc Vacoloratadine

Loratadin là hoạt chất có trong Vacoloratadine, một thuốc kháng histamin. Vacoloratadine có cấu trúc 3 vòng công dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên. Vacoloratadine không có công dụng làm dịu trên hệ thần kinh trung ương.

Vacoloratadine thuộc nhóm đối kháng thụ thể H1 thế hệ II (ít an thần). Hoạt chất Loratadin có trong thuốc Vacoloratadine có hiệu quả làm giảm triệu chứng viêm mũi, viêm kết mạc, mề đay...

Loratadin hoạt chất chính có trong thuốc Vacoloratadine có khả năng hấp thụ nhanh sau khi uống. Vacoloratadine đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương và chất chuyển hoá có hoạt tính từ 1.5 – 3.7h. Thuốc Vacoloratadine bài tiết ra nước tiểu và phân.

3. Chỉ định dùng thuốc Vacoloratadine

Vacoloratadine chỉ định cho các đối tượng:

4. Cách dùng – Liều dùng Vacoloratadine

Cách dùng Vacoloratadine: Thuốc Vacoloratadine dùng đường uống. Bạn có thể uống Vacoloratadine với 1 cốc nước đầy.

Liều dùng Vacoloratadine theo chỉ định của bác sĩ và khuyến cáo từ nhà sản xuất. Người lớn và trẻ < 12 tuổi, uống Vacoloratadine liều duy nhất 1 viên/ ngày. Với các đối tượng đặc biệt, dùng thuốc Vacoloratadine theo liều hướng dẫn. Suy gan/ thận nặng dùng Vacoloratadine theo liều 1 viên/ lần x 2 ngày/ lần.

Khi dùng Vacoloratadine quá liều bạn thường có các biểu hiện:

Lúc này cần đến cơ sở y tế để đánh giá, xử trí quá liều Vacoloratadine

5. Chống chỉ định dùng Vacoloratadine

Không dùng Vacoloratadine cho các đối tượng:

  • Mẫn cảm, dị ứng với các thành phần có trong Vacoloratadine;
  • Trẻ dưới 12 tuổi.
  • Vacoloratadine không dùng cho phụ nữ có thai.

6. Tác dụng phụ Vacoloratadine

Trong khi uống thuốc Vacoloratadine bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ gồm:

  • Đau đầu;
  • Khô miệng;
  • Khô mũi;
  • Hắt xì hơi;
  • Tim đập nhanh;
  • Đánh trống ngực;
  • Trầm cảm;
  • Buồn nôn;
  • Mề đay;
  • Rối loạn kinh nguyệt.

Theo dõi và thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ khi dùng Vacoloratadine để được xử trí phù hợp.

7. Tương tác Vacoloratadine với thuốc khác

Vacoloratadine có thể gây tương tác với một số thuốc như:

Thông báo cho bác sĩ các thuốc bạn đang dùng khi sử dụng Vacoloratadine để được thận trọng, tránh tương tác.

8. Thận trọng khi dùng Vacoloratadine

Thận trọng khi dùng thuốc Vacoloratadine với các đối tượng: Suy gan, suy thận, phụ nữ cho con bú.

Ngoài ra, khi dùng Vacoloratadine bạn có thể bị khô miệng. Đặc biệt nếu người uống thuốc Vacoloratadine là người cao tuổi thì tỷ lệ bị sâu răng cao hơn. Do đó, khi dùng thuốc Vacoloratadine bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng.

Tác dụng của Vacoloratadine là thuốc chống dị ứng dùng theo hướng dẫn. Mặc dù Vacoloratadine không phải thuốc kê đơn nhưng khi dùng vẫn cần có hướng dẫn, tư vấn từ bác sĩ/ dược sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ