Ung thư xương giai đoạn cuối có chữa được không?

Mục lục

Ung thư xương giai đoạn cuối là vấn đề nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao và khả năng kéo dài sự sống của bệnh nhân thấp. Lúc này, khả năng chữa khỏi bệnh là khá thấp. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng, diễn biến sức khoẻ của người bệnh và xác định cách điều trị, từ đó kéo dài tuổi thọ cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

Nội dung được tư vấn chuyên môn bởi Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng - Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

1. Ung thư xương giai đoạn cuối là như thế nào?

Ung thư xương ở giai đoạn cuối hay giai đoạn muộn là tình trạng ung thư đã phát triển và lan sang các xương khác, thậm chí là di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, não... Đây là một bệnh lý nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao cũng như khả năng kéo dài sự sống thấp.

Ung thư xương giai đoạn cuối là tình trạng rất tệ, khi ung thư đã di căn ra ngoài xương.
Ung thư xương giai đoạn cuối là tình trạng rất tệ, khi ung thư đã di căn ra ngoài xương.

Để đánh giá giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống TNM hoặc SEER để đánh giá tình trạng của bệnh nhân. Các hệ thống này sẽ đánh giá chi tiết về kích thước, độ di căn và tình trạng của người bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ có thể đưa ra những phương án điều trị thích hợp nhất.

Theo Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, hầu hết bệnh nhân bị u xương đều phát hiện bệnh ở giai đoạn rất muộn. Điều này cũng đồng nghĩa rằng bệnh nhân đã mắc ung thư xương ở giai đoạn cuối.

Phần lớn bệnh nhân ung thư xương sẽ bị di căn phổi. Điều này là do sự đặc thù về di chuyển của các tế bào ung thư. Vậy ung thư xương giai đoạn cuối có chữa được không?  

Ở giai đoạn này, người bệnh vẫn có thể được điều trị bằng các biện pháp như xạ trị, hoá trị để tiêu diệt các tế bào ác tính hoặc ngăn chặn tình trạng di căn. Tuy nhiên, lúc này việc điều trị sẽ rất khó khăn và chỉ nhằm mục đích kéo dài thời gian sống của bệnh nhân, thuyên giảm các cơn đau khó chịu cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, việc bệnh nhân ung thư xương giai đoạn cuối sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, điều quan trọng nhất là phải tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ.

2. Bị ung thư xương giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Tuỳ thuộc vào loại khối u, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân cũng sẽ có sự thay đổi. Cụ thể:

  • Đối với khối u Sarcoma xương: Tỷ lệ sống tương đối 5 năm của bệnh nhân dao động từ 27% đến 77%.
  • Đối với khối u Sarcoma sụn: Tỷ lệ sống tương đối 5 năm của bệnh nhân sẽ dao động từ 33% đến 91%.
  • Đối với u nguyên sống: Tỷ lệ sống tương đối 5 năm của bệnh nhân sẽ dao động từ 55% đến 84%.

Bệnh nhân phát hiện ung thư xương càng sớm thì tỷ lệ sống càng cao. Tuy nhiên, các con số về tỷ lệ sống chỉ mang tính tương đối và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như:

  • Độ tuổi.
  • Tình trạng sức khoẻ tổng thể.
  • Vị trí bị ung thư.
  • Khả năng đáp ứng điều trị ung thư của người bệnh.

Trên thực tế, một số trường hợp bệnh nhân đang ở giai đoạn muộn của bệnh ung thư xương đã được điều trị khỏi hẳn, tuy nhiên cần phải tích cực áp dụng các phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, tỷ lệ sống sót cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc loại bỏ ung thư trên cơ thể.

Thông thường, hoá trị sẽ được thực hiện đầu tiên nhằm thu nhỏ khối u ung thư. Sau đó, bệnh nhân sẽ trải qua phẫu thuật để cắt bỏ các khối u ác tính. Tuy nhiên, nếu quá trình cắt bỏ không hiệu quả, xạ trị có thể được chỉ định nhằm kiểm soát cơn đau tạm thời cho người bệnh.

3. Tổng kết

Có thể nói rằng, bệnh nhân mắc phải ung thư xương càng phát hiện bệnh sớm thì càng có tỷ lệ sống cao hơn. Do đó, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường và nghi ngờ là ung thư xương, mọi người nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư, bệnh nhân hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.
Ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ ung thư, bệnh nhân hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là nơi chuyên điều trị các chấn thương và các bệnh có liên quan cơ xương khớp hay dây chằng, bao gồm cả bệnh ung thư xương.

Trung tâm sở hữu các thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật và điều trị một số bệnh lý như:

  • Thay thế toàn bộ hay một phần đoạn xương bằng khớp nhân tạo.
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.
  • Phẫu thuật nội soi khớp nhằm sửa chữa hoặc tái tạo các thương tổn ở dây chằng, sụn chêm.
  • Thay thế khớp gối, khớp khuỷu tay hay khớp háng.
  • Điều trị các bệnh như ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động.
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu đối với lĩnh vực Y học thể thao.
  • Phân tích vận động nhằm chẩn đoán và theo dõi, qua đó giúp cải thiện thành tích cho vận động viên.
  • Chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho bệnh nhân.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến vào quá trình điều trị. Có thể kể đến như tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương hoặc khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ