Xuất huyết khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Mục lục

Xuất huyết khớp xảy ra khi máu chảy vào khu vực xung quanh một trong các khớp. Thường thì, tình trạng này ảnh hưởng nhiều nhất đến đầu gối, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào có hoạt dịch. Bệnh nhân có thể kiểm soát các triệu chứng như sưng và đau tại nhà, nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Xuất huyết khớp là gì?

Khớp là điểm nối của các xương trong cơ thể, cho phép cơ thể con người di chuyển. Các khớp nhằm tăng sự linh hoạt cho cơ thể và được bọc bởi màng hoạt dịch - một lớp mỏng bao phủ các khớp.

Màng hoạt dịch là lớp bảo vệ các khớp, sụn, gân và dây chằng để giảm ma sát giữa các xương khi con người di chuyển.

Xuất huyết khớp là hiện tượng máu chảy vào bên trong một trong các khớp, được biết đến như chảy máu trong khớp. Hiện tượng này thường gây sưng và làm bệnh nhân thấy khó khăn khi di chuyển.

Chảy máu khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể, nhưng thường ảnh hưởng đến các khớp sau:

  • Đầu gối.
  • Khuỷu tay.
  • Hông.
  • Đôi vai. 
Xuất huyết khớp thường xảy ra ở khớp đầu gối.
Xuất huyết khớp thường xảy ra ở khớp đầu gối.

Nguyên nhân gây chảy máu khớp có thể là do chấn thương, tình trạng sức khỏe, tác dụng phụ từ thuốc hoặc sau khi phẫu thuật khớp. Thời gian phục hồi thường diễn ra trong vài tuần, tùy thuộc vào nguyên nhân gây xuất huyết khớp.

Bệnh nhân có thể trải qua xuất huyết khớp cấp tính - tức là máu chảy vào khớp tạm thời do chấn thương hoặc các bệnh ngắn hạn. Nếu bệnh nhân bị chảy máu khớp tái phát do rối loạn chảy máu, bác sĩ có thể chẩn đoán về tình trạng xuất huyết khớp mãn tính.

Nếu bệnh nhân phát hiện bất kỳ khớp nào trong cơ thể bị sưng hoặc đau, nhất là khi thấy khó di chuyển, hãy thăm khám bác sĩ. 

Nếu bệnh nhân phát hiện bất kỳ khớp nào trong cơ thể bị sưng hoặc đau, nhất là khi thấy khó di chuyển, hãy thăm khám bác sĩ.
Nếu bệnh nhân phát hiện bất kỳ khớp nào trong cơ thể bị sưng hoặc đau, nhất là khi thấy khó di chuyển, hãy thăm khám bác sĩ.

2. Đối tượng dễ bị chảy máu khớp

Chảy máu khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Nếu bệnh nhân bị chấn thương làm tổn thương một trong các khớp, có thể bệnh nhân sẽ bị xuất huyết khớp. Những người tồn tại một số vấn đề sức khỏe cụ thể có nguy cơ cao bị chảy máu khớp hơn hơn, bao gồm:

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng nửa số người mắc bệnh máu khó đông sẽ bị xuất huyết khớp ít nhất một lần trong cuộc đời. Nửa trường hợp khác của xuất huyết khớp là do chấn thương như rách dây chằng chéo trước (ACL) và các tổn thương khác tại dây chằng đầu gối.

3. Triệu chứng và nguyên nhân gây ra

3.1 Triệu chứng

Các dấu hiệu thông thường của chảy máu khớp bao gồm:

  • Sưng và viêm xung quanh một trong các khớp.
  • Thấy đau.
  • Khó khăn khi di chuyển.
  • Vùng da bầm tím hoặc thay đổi màu sắc.
  • Nóng ở vùng xung quanh khớp.

3.2 Nguyên nhân

Các nguyên nhân phổ biến gây ra xuất huyết khớp bao gồm:

Ngoài ra, xuất huyết khớp cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật khớp, bao gồm:

  • Phẫu thuật thay thế khớp.
  • Phẫu thuật nội soi khớp.
  • Phẫu thuật thay thế một phần khớp đầu gối.
  • Phẫu thuật cắt xương đầu gối. 
Xuất huyết khớp có thể xảy ra sau khi phẫu thuật khớp.
Xuất huyết khớp có thể xảy ra sau khi phẫu thuật khớp.

4. Chẩn đoán và kiểm tra

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán xuất huyết khớp bằng cách sử dụng hình ảnh để xem xét khớp bị ảnh hưởng và thảo luận về các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải. Họ có thể đo khả năng vận động của khớp bị tổn thương và so sánh với khớp khỏe mạnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy mẫu máu để kiểm tra xem có vi khuẩn gây nhiễm trùng hay không.

Bệnh nhân cần phải thực hiện một số loại xét nghiệm hình ảnh như:

Bác sĩ có thể tiến hành chọc hút dịch ổ khớp (arthrocentesis) nhằm loại bỏ chất lỏng dư thừa xung quanh khớp và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Do nhiều vấn đề và tình trạng có thể gây sưng tấy, bác sĩ sẽ loại trừ các nguyên nhân khác trước khi đưa ra kết luận bệnh nhân bị xuất huyết khớp.

5. Kiểm soát và điều trị

5.1 Cách điều trị

Thông thường, việc kiểm soát máu bên trong khớp giúp ngăn chặn tình trạng xuất huyết khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra chảy máu. Đôi khi, bệnh nhân có thể cần phải truyền máu.

5.2 Cách kiểm soát

Thường thì, bệnh nhân có thể tự điều trị các triệu chứng chảy máu khớp tại nhà trong khi chờ khớp phục hồi. Bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp RICE. RICE là viết tắt của Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá), Compression (băng ép) và Elevation (kê cao vị trí chấn thương).

  • Nghỉ ngơi: Tránh chèn ép lên khớp bị ảnh hưởng.
  • Chườm đá: Không nên đặt đá trực tiếp lên khớp. Thay vào đó, bệnh nhân nên bọc đá trong một lớp khăn mỏng, sau đó áp lên vùng khớp bị tổn thương trong khoảng 20 phút mỗi lần và lặp lại nhiều lần trong ngày.
  • Băng ép: Bệnh nhân có thể quấn một miếng băng thun xung quanh khớp bị tổn thương. Lưu ý rằng không nên quấn quá chặt và đảm bảo băng quấn không gây đau.
  • Kê cao vùng bị tổn thương: Kê cao khớp bị tổn thương hơn mức tim.

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau không kê đơn nào, hãy thảo luận trước với bác sĩ. Nhiều loại thuốc thông thường như NSAID (aspirin, ibuprofen, naproxen) có thể làm loãng máu và khiến tình trạng xuất huyết khớp trở nên nghiêm trọng hơn.

6. Cách phòng ngừa

Việc phòng ngừa xuất huyết khớp không thực sự khả thi vì bệnh nhân không thể kiểm soát được nguyên nhân gây ra bệnh này - và không có cách nào để dự đoán khi nào bệnh nhân có thể bị chấn thương.

7. Một số câu hỏi thường gặp

7.1 Sự khác biệt giữa xuất huyết khớp và tràn dịch khớp là gì?

Cả xuất huyết khớp và tràn dịch khớp đều gây ra sự sưng tấy quanh một trong các khớp. Tràn dịch khớp gối xảy ra khi có chất lỏng dư thừa tràn vào các mô xung quanh khớp, gây sưng tấy. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chấn thương, vận động quá mức hoặc nhiễm trùng. Dịch tụ trong tràn dịch khớp có thể chứa một lượng nhỏ máu, nhưng tình trạng này không có máu chảy vào khớp.

Trong khi đó, xuất huyết khớp là khi máu chảy vào khớp và vùng xung quanh, làm tích tụ máu trong khu vực đó, gây sưng, đau và khó cử động.

7.2 Mất bao lâu để hồi phục sau khi bị chảy máu khớp?

Thời gian phục hồi sau khi bị xuất huyết khớp phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu khớp. Một số người có thể phục hồi sau vài ngày nếu máu ngừng chảy nhanh chóng. Trong khi đó, các trường hợp khác có thể mất vài tuần để lành.

Nếu xuất huyết khớp là kết quả của chấn thương như gãy xương, quá trình phục hồi có thể kéo dài hơn. Hãy thảo luận với bác sĩ về thời điểm bệnh nhân có thể bắt đầu cử động lại khớp của mình và khi nào là an toàn để tiếp tục các hoạt động vận động. 

Chia sẻ