Thông tin tổng quan về cây sò huyết bạn nên biết

Cây sò huyết là một loại thực vật thuộc họ thài lài, thường được trồng để trang trí nhà cửa. Tuy nhiên, bạn có biết loại thực vật này từ xưa đã được biết đến nhưng một vị thuốc quý trong Đông Y? Bài viết dưới đây sẽ mô tả tổng quan cũng như các tác dụng của cây sò huyết đối với sức khỏe con người.

1. Giới thiệu về cây sò huyết

Cây sò huyết là thực vật thuộc họ thài lài, là cây thân thảo sống nhiều năm, thường cao khoảng 30cm đến 40cm, có bẹ lá phủ thân và không phân nhánh.

cây sò huyết có chiều dài khoảng 18cm đến 28cm, chiều rộng từ 3cm đến 5cm. Lá sò huyết không có cuống nhưng có bẹ lá, mặt trên của lá màu xanh lục, còn ở dưới có màu tía.

Hoa sò huyết có màu trắng vàng, gồm 3 cánh và lá đài. Quả nang của hóa có kích thước từ 3mm đến 4mm, gồm 3 ô với 3 mảnh vỏ tương ứng, bên trong là hạt cứng có góc. Mùa hoa sò huyết thường là mùa hè.

Cây sò huyết phân bố ở nhiều nơi, thường được ưa chuộng để làm cảnh ở các thành phố, trong khu vườn của hộ gia đình hoặc trong công viên.

2. Cây sò huyết có tác dụng gì trong đời sống và sức khỏe?

Khác với nhiều loại dược liệu khác, tác dụng của cây sò huyết không chỉ liên quan tới sức khỏe, mà còn có nhiều đóng góp trong cuộc sống hàng ngày như:

  • Cây sò huyết dùng để làm cảnh

Cây sò huyết có hình dáng và màu sắc lạ mắt nhưng vô cùng hài hòa, tinh tế, vì vậy phù hợp với nhiều khung cảnh từ trong nhà đến sân vườn. Với khả năng thích nghi cao và sống được trong mọi loại điều kiện khí hậu, không yêu cầu chăm sóc quá chu đáo và phức tạp, cây sò huyết đã thành công đạt được sự yêu thích của nhiều gia đình.

  • Dùng cây sò huyết làm thực phẩm trong bữa ăn

Các món ăn sử dụng cây sò huyết làm nguyên liệu đều tạo ra hương vị thơm ngon và vô cùng lạ miệng, kích thích vị giác, giá trị dinh dưỡng cao. Sò huyết thường được dùng để xào cùng với thịt bò hoặc làm gỏi.

  • Sò huyết và tác dụng trị bệnh

Tác dụng của cây sò huyết đối với sức khỏe thường nằm ở hoa và lá của cây. Dược tính của sò huyết có tính hàn và vị ngọt, nhạt nên hỗ trợ giải độc cơ thể, thanh nhiệt - làm mát gan và điều trị tình trạng ho có đờm.

Cây sò huyết
Cây sò huyết có hình dáng và màu sắc lạ mắt nhưng vô cùng hài hòa

3. Cây sò huyết trị bệnh gì? Các bài thuốc trị bệnh phổ biến

Cây sò huyết có tác dụng điều trị trong nhiều bệnh lý của con người. Với mỗi tác dụng, các thầy thuốc Đông Y cũng đã thiết kế các bài thuốc riêng biệt.

Bài thuốc cây sò huyết trị bệnh viêm phế quản:

  • Ở bài thuốc này, bạn sẽ cần khoảng 15 gram lá hoặc hoa sò huyết xắt nhỏ và 10 gram đường phèn/ mật ong. Sau đó, hãy rửa sạch và hấp các nguyên liệu này cách thủy trong khoảng 20 phút. Sau khi hấp, nước thuốc để nguội và chia thành 2 - 3 lần uống mỗi ngày.
  • Một bài thuốc khác cũng sử dụng cây sò huyết trị viêm phế quản gồm 15 gram sò huyết và 5 gram vỏ núc nác. Sắc các nguyên liệu này với khoảng 500ml nước thường đến khi còn khoảng 1⁄4 bát. Chia nước thuốc sò huyết này thành 2 lần uống và uống trong ngày.

Bài thuốc chữa viêm khí quản cấp bằng cây sò huyết:

  • Chuẩn bị khoảng 10 gram sò huyết và ít đường, sau đó nấu với nước đến khi sôi, dùng nước thuốc sò huyết này uống thay nước lọc mỗi ngày.
  • Giã nát 40 gram cây sò huyết và hòa tan vào nước, sau đó gạn cái để lấy nước uống.
  • Bạn cũng có thể phơi 30 gram cây sò huyết ngoài nắng đến khi khô, rồi dùng phần lá khô này nấu với nước. Nước thuốc nên uống 1 lần/ngày và uống hàng ngày trong liên tục 1 tuần.

Cây sò huyết và bài thuốc chữa ho, cảm, sốt:

  • Bài thuốc này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần phơi khô và xắt nhỏ khoảng 15 gram lá sò huyết, 10 gram rễ cây chòi mòi và 10 gram kim phượng hoa vàng, sau đó nấu các nguyên liệu này với 500ml nước.
  • Sau khi sắc thuốc đến còn khoảng 100ml nước thì chia thuốc thành 2 lần uống, dùng trong ngày. Để có hiệu quả, bạn nên áp dụng bài thuốc duy trì trong 5 ngày liên tục.

Chữa bí tiểu với lá sò huyết:

  • Bài thuốc này cần chuẩn bị khoảng 15 gram lá sò huyết, 20 gram rau má, 10 gram râu ngô, 10 gram rễ cỏ tranh và 15 gram diếp cá rồi sắc các nguyên liệu với 700ml nước. Sau khi sắc các nguyên liệu này còn khoảng 1⁄4 lượng nước ban đều thì hãy chia nước thuốc thành 2 phần uống và uống hàng ngày.
  • Mỗi liệu trình sò huyết trị bí tiểu trên duy trì nên được duy trì trong khoảng 10 ngày.

Bệnh đái ra máu và bài thuốc từ hoa sò huyết:

  • Bài thuốc này sử dụng 15 gram hoa sò huyết, 15 gram rau diếp cá, 30 gram rau má, 10 gram rễ cỏ tranh, 10 gram rau ngô. Sau khi bỏ hết các nguyên liệu trên vào nồi thì thêm 500ml nước lọc và sắc đến khi còn ít hơn phân nửa nước. Phần nước thuốc còn lại hãy chia thành 3 lần uống, dùng trước các bữa ăn.
  • Để có hiệu quả cao, bạn nên duy trì bài thuốc từ 5 - 7 ngày liên tục.
Cây sò huyết
Cây sò huyết có tác dụng điều trị trong nhiều bệnh lý của con người

Như vậy, có thể thấy tác dụng của cây sò huyết rất đa dạng trong đời sống lẫn sức khỏe của con người, thể hiện qua hàng loạt bài thuốc trị bệnh từ cây sò huyết. Hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng sò huyết điều trị bệnh lý để tăng hiệu quả và tránh tác dụng phụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • thuốc bibiso
    Thuốc Bibiso có tác dụng gì?

    Thuốc Bibiso được biết đến với công dụng bổ gan. Tuy nhiên, rất nhiều người bệnh còn đang thắc mắc về cách sử dụng thuốc, tác dụng của thuốc và cách sử dụng thuốc làm sao để hiệu quả và ...

    Đọc thêm
  • thực đơn cho trẻ 4 tuổi biếng ăn
    Gợi ý thực đơn cho trẻ 4 tuổi biếng ăn, chậm tăng cân

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 4 tuổi thường được rất nhiều cha mẹ quan tâm, bởi trẻ ở độ tuổi này rất dễ gặp tình trạng biếng ăn. Biếng ăn sẽ khiến cho trẻ không thể phát triển toàn ...

    Đọc thêm
  • Công dụng cây mạch ba góc
    Công dụng cây mạch ba góc

    Cây mạch ba góc là loại dược liệu còn có tên gọi khác là tam giác mạch, lúa mạch đen. Ở nước ta, hiện nay, tại nhiều địa phương chỉ trồng cây mạch ba góc để làm thức ăn cho ...

    Đọc thêm
  • arictis
    Công dụng thuốc Arictis

    Thuốc Arictis có thành phần chính chứa hoạt chất L – Ornithin L – Aspartat, thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Vậy thuốc Arictis có tác dụng gì và được chỉ định sử dụng trong trường hợp nào?

    Đọc thêm
  • dây ông lão
    Tìm hiểu về tác dụng của dây ông lão

    Dược liệu dây ông lão dùng để chữa đau lưng nhức mỏi, khó tiêu, phù thũng, đau răng. Cùng đọc thêm bài viết dưới đây để hiểu thêm về tác dụng của dây ông lão.

    Đọc thêm