Bông ngũ sắc có tác dụng gì?

Bông ngũ sắc là loài cây mọc dại phổ biến tại các làng quê Việt Nam. Ít người biết rằng, loại cây này có thể được ứng dụng trong điều trị một vài bệnh lý nhất định. Để tìm hiểu kỹ hơn về tác dụng của hoa ngũ sắc, bạn đọc hãy tham khảo những thông tin ngay dưới đây.

1. Tìm hiểu chung về cây bông ngũ sắc

Trong dân gian, bông ngũ sắc được gọi với nhiều tên khác nhau. Trong khi đó, cây có tên khoa học là Ageratum conyzoides L., thuộc họ Cúc (Asteraceae).

Cây thuộc loại thân thảo mọc thẳng, phân nhánh, mềm và có mùi đặc trưng. Với rễ nông, dạng rễ chùm sợi, cây phát triển với chiều cao có thể lên đến 1m.

Với loại cây này, toàn bộ cây từ rễ, thân lá, hoa đều được sử dụng trong đời sống và trong y học.

2. Cây bông ngũ sắc có tác dụng gì?

Công dụng của cây bông ngũ sắc được nhắc đến khá nhiều trong các tài liệu Đông y lẫn Tây y.

Cụ thể, theo Đông y dược liệu này có vị hơi đắng, tính mát, được thu hoạch quanh năm và dùng ngay khi còn tươi. Ngoài ra, vào mùa hè, hoa ngũ sắc được phơi khô để sử dụng trong việc sắc thuốc uống dần với ác dụng giải nhiệt, hạ sốt, trừ thấp và được dùng để điều trị bệnh phong thấp, đau xương, quai bị, sốt cao trong thời gian dài. Sử dụng hoa đúng cách còn giúp trị nóng trong, chữa ho ra máu, cao huyết áp, bệnh lao phổi...

Với y học hiện đại, một số tài liệu đã chỉ ra công dụng của hoa ngũ sắc như:

  • Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, hỗ trợ cầm máu hiệu quả.
  • Chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng nên được dùng cho những người bị sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn.
  • Cầm máu ngoài da nguyên nhân do chấn thương, sưng, đau, mụn nhọt, ngứa lở, eczema.
  • Mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa như giảm đau dạ dày, đau bụng.

3. Tham khảo một số bài thuốc từ cây ngũ sắc

Một số bài thuốc từ cây bông ngũ sắc mà các bạn có thể tham khảo gồm:

  • Điều trị cảm sốt: Sử dụng 15g hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch và sắc với 200ml nước, lấy 50ml uống hết trong 1 lần trong 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Chữa viêm da: Sử dụng 1 nắm hoa rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút để khử khuẩn. Sau đó, bạn đem hoa giã nhuyễn, chiết lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị viêm từ 2-3 lần/ngày.
  • Điều trị bệnh viêm da mẩn ngứa: Sử dụng 100-200g cành và lá tươi cây trâm ổi, đem rửa sạch và nấu với 1-2 lít nước rồi lấy ngâm rửa vùng bị bệnh.
  • Kháng viêm, điều trị cảm sốt, quai bị: Sử dụng 30g cây ngũ sắc tươi hoặc 15g khô (lấy cả cành, lá và hoa của cây) đem sắc lấy 300ml nước đặc. Sau đó, chia hỗn hợp thu được thành 2 lần uống trong ngày.
  • Cầm máu, sát khuẩn, trị vết thương ngoài da: Sử dụng lá và hoa ngũ sắc cùng với gừng theo tỉ lệ 3:1, phơi khô và tán thật kỹ thành bột mịn. Khi dùng thì lấy 1 lượng nhỏ bột thuốc rắc lên chỗ bị thương rồi băng lại, chú ý thay băng mỗi ngày.
  • Giải cảm, chữa cảm cúm, quai bị: Sử dụng 30-50g rễ cây ngũ sắc khô, đem rửa và sắc với nước rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.

Trên đây là thông tin về tác dụng cây bông ngũ sắc mà các bạn có thể tham khảo. Bạn cần chú ý sử dụng dược liệu đúng cách, theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan