Vị trí và tác dụng huyệt kỳ môn

Huyệt Kỳ Môn nằm ở gần ngực, tương đối dễ xác định, có nhiều tác dụng trong các vấn đề đau tức ngực, viêm gan... khi được bấm huyệt hoặc châm cứu đúng cách. Vậy cụ thể hơn, huyệt Kỳ Môn nằm ở đâu và có tác dụng như thế nào?

1. Giới thiệu về huyệt Kỳ Môn

Theo Y Học Cổ Truyền, huyệt Kỳ Môn đã được phát hiện từ rất lâu trước đây với nhiều công dụng tuyệt vời. Ý nghĩa của tên gọi Kỳ Môn cũng rất thú vị, bao gồm:

  • Kỳ: Mang ý nghĩa chu kỳ.
  • Môn: Phần cuối của chu kỳ.

Theo lý giải từ Y Học Cổ Truyền, cơ thể con người có tổng cộng 12 kinh mạch, bắt đầu lưu thông từ Vân Môn đến Phế, Đại Trường, sau đó chạy đến Vị và Tỳ, RỒI đến Tâm và Tiểu Trường,... đi qua Đởm và Can, cuối cùng dừng lại ở huyệt Kỳ Môn.

Bên cạnh tên gọi Kỳ Môn, huyệt đạo này còn có tên gọi khác là huyệt Can Mộ, xuất phát từ Thương Hàn Luận.

2. Huyệt Kỳ Môn có đặc tính gì?

Huyệt Kỳ Môn nằm ở vị trí số 14 thuộc kinh Can, là huyệt mộ. Huyệt đạo này hội với túc Thái Âm, túc Quyết Âm và Âm Duy Mạch, có nhập kinh Tỳ một mạch. Đây là một trong những nhóm huyệt cực kỳ quan trọng ở vùng ngực, đi kèm với huyệt Đản Trung, Khí Hải, Thần Khuyết...

3. Huyệt Kỳ Môn nằm ở đâu?

Huyệt Kỳ Môn nằm ở vị trí tương đối dễ nhận biết so với các huyệt đạo khác. Từ phần đầu của núm vú, di chuyển xuống dưới 2 xương sườn và ở mé ngoài của huyệt Bất Dung khoảng 1.5 tấc. Tại đây, huyệt Kỳ Môn chính là điểm giao nhau của đường ngang huyệt đạo Cự Khuyết và đường thẳng qua đầu núm vú của cơ thể (nằm ở bờ trên sườn thứ 7).

huyệt kỳ môn
Huyệt Kỳ Môn nằm ở vị trí tương đối dễ nhận biết so với các huyệt đạo khác

4. Tổng hợp tác dụng của huyệt Kỳ Môn

Huyệt Kỳ Môn có rất nhiều tác dụng như sau:

  • Có khả năng điều hòa bán biểu bán lý.
  • Lợi khí và hóa đờm.
  • Hiệu quả trong việc tiêu ứ, làm bình can.
  • Thanh huyết nhiệt nhanh chóng.
  • Hỗ trợ chữa các chứng ợ chua, nôn chua, kén ăn...

Đồng thời, vì huyệt Kỳ Môn là một huyệt đạo nằm ở gan, nếu như có sự tác động đúng cách, huyệt đạo này còn giúp thông ký gan, khiến hoạt động của cơ quan này được trơn tru và cải thiện.

Theo nhận định của các thầy thuốc Đông Y, huyệt Kỳ Môn có một số chủ trị lớn gồm:

5. Các phương pháp Y Học Cổ Truyền khai thác huyệt Kỳ Môn

Đối với những bệnh lý do huyệt Kỳ Môn chủ trị, thầy thuốc ở các phòng khám Y Học Cổ Truyền sẽ có 2 phương pháp tác động chính gồm châm cứubấm huyệt, tận dụng vị trí của huyệt Kỳ Môn cải thiện bệnh.

5.1. Bấm huyệt Kỳ Môn

Đầu tiên, thầy thuốc Đông Y sẽ dùng ngón hoặc mu bàn tay xác định vị trí chính xác của huyệt Kỳ Môn và ấn chính xác ở đây. Sau đó, họ sẽ thực hiện ấn và vuốt, day ngón tay qua lại huyệt đạo Kỳ Môn theo chiều từ trên xuống dưới. Thao tác này tác động trực tiếp đến huyệt Kỳ Môn và vùng da xung quanh huyệt đạo này.

Bệnh nhân khi được ấn huyệt sẽ bắt đầu có cảm giác nóng. Đây là dấu hiệu cho thấy thầy thuốc đã tác động đúng cách vào huyệt Kỳ Môn.

Thực hiện phương pháp xoa bóp - bấm huyệt này mỗi ngày một cách đều đặn, duy trì khoảng 3 - 5 phút mỗi lần thực hiện sẽ có cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh lý mà huyệt Kỳ Môn chủ trị.

huyệt kỳ môn
Huyệt Kỳ Môn hỗ trợ chữa các chứng ợ chua

5.2. Châm cứu huyệt Kỳ Môn

Việc châm cứu ở huyệt Kỳ Môn được thực hiện bằng cách xiên hoặc luồn kim dưới da đến vị trí của huyệt. Độ sâu của kim khi qua da duy trì khoảng 0.5 đến 0.8 thốn, duy trì từ 5 đến 15 phút và châm từ 3 đến 7 lần. Huyệt Kỳ Môn không khuyến khích châm sâu bởi ngay dưới là gan, kết trường ngang và đáy dạ dày ở bên phải.

6. Huyệt Kỳ Môn phối hợp với các huyệt đạo khác như thế nào?

Cũng như nhiều huyệt đạo khác, tác dụng của huyệt Kỳ Môn sẽ được nâng cao khi có sự kết hợp thêm với huyệt xung quanh. Cụ thể, huyệt Kỳ Môn có thể được phối hợp như sau:

  • Phối với huyệt Thiên Đột, huyệt Hiệp Bạch, huyệt Trung Xung, huyệt Trường Cường nhằm trị hụt hơi.
  • Phối với huyệt Khuyết Bồn có thể khắc phục hiện tượng tức ngực.
  • Phối với huyệt Khúc Trì và huyệt Khí Hải giúp trị chứng thương hàn phát cuồng.
  • Phối với huyệt Túc Tam Lý huyệt Hợp Cốc đem lại hiệu quả với bệnh liên quan đến dạ dày, có thể trị ruột sôi.
  • Phối với huyệt Đàn Trung, huyệt Đại Lăng, huyệt Lao Cung giúp trị thương hàn gây đau sườn bên hông.
  • Phối với huyệt Ôn Lưu có thể trị bệnh thương hàn khiến cổ cứng.
  • Phối với huyệt Đại Đôn để khắc phục sán khí và thoát vị.
  • Phối với huyệt Tam Lý loại bỏ thương hàn gây tình trạng không ra mồ hôi.
  • Phối với huyệt Thiên Đột và huyệt Gian Sử đem lại hiệu quả với tình trạng khan tiếng.
  • Phối với huyệt Trung Quản và huyệt Đản Trung giúp trị bệnh nấc cụt.
  • Phối với huyệt Nội Quan và huyệt Thái Xung, vùng ngực hoành đau sẽ được cải thiện rõ.

Nhìn chung, huyệt Kỳ Môn có nhiều tác dụng quan trọng đối với sức khỏe. Khi biết cách phối hợp với các huyệt khác, hiệu quả trị bệnh đem lại sẽ vô cùng to lớn. Tuy nhiên, người bệnh cần châm cứu, bấm huyệt thì cần đến các trung tâm Đông y chất lượng để đạt kết quả điều trị như mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan