Bệnh lao cột sống có lây không?

Lao cột sống hay còn được gọi là mục xương sống là một căn bệnh khá phổ biến nhưng việc chẩn đoán bệnh thường gặp nhiều khó khăn và nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là các biến chứng của nó. Vậy bệnh lao cột sống có lây không?

1. Lao cột sống là gì?

Lao cột sống là bệnh lý lao ngoài phổi có thể gặp ở mọi lứa tuổi do vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vị trí gây bệnh thường gặp nhất là cột sống, khớp háng và khớp gối. Vi khuẩn gây bệnh thường sẽ phá hủy thân đốt sống nơi tập trung rất nhiều mạch máu. Lao cột sống xảy ra nhiều nhất từ các đốt sống ngực bảy đến đốt sống thắt lưng ba. Đa số lao cột sống ở đốt sống ngực thấp.

2. Biểu hiện của bệnh lao cột sống

Hầu hết, các triệu chứng của bệnh diễn ra khá chậm do đây là bệnh mạn tính thứ phát. Các biểu hiện của bệnh lao cột sống cũng khá giống biểu hiện của bệnh lao phổi. Cụ thể như:

  • Có cảm giác đau: Thời gian đầu, bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ và đến thời gian về chiều hoặc đêm cơn đau sẽ tăng lên nhiều hơn tại vùng đốt sống bị tổn thương. Đặc biệt là khi người bệnh hoạt động đứng lên và đi lại nhiều. Cảm giác đau khi mắc bệnh lao cột sống thắt lưng có thể nghiêm trọng hơn so với bệnh đau dây thần kinh tọa. Do cột sống thắt lưng bị phá huỷ nặng, người bệnh sẽ có cảm giác chân bị co giật và đau lan theo rễ thần kinh bị chèn ép.
  • Teo cơ chân: Một trong những biểu hiện phổ biến của bệnh là chân teo nhỏ lại đặc biệt là vùng trước trước ngoài cẳng chân hay bắp chuối chân. Biểu hiện này thường sẽ xuất hiện khá là nhanh do bệnh gây chèn chèn ép rễ thần kinh cẳng chân.
  • Áp xe lao: Ổ bụng dưới bên phải hay bên trái sẽ bị phồng lên. Khi áp xe lớn sẽ chui qua dây chằng bẹn và đi xuống đùi. Áp xe lao thường xuất hiện ở mông, vùng tam giác Petit trên mào chậu sau, đùi, vùng ức - cổ, xương đòn. Khi áp xe quá lớn sẽ xảy ra hiện tượng rò mủ, chảy mủ ra da.
  • Mất khả năng vận động ở 2 chân: Đây là biến chứng nặng nề nhất của bệnh lao cột sống.

3. Lao cột sống có lây không?

Tất cả các biến thể của bệnh lao trong đó có lao cột sống đều có khả năng lây lan cao. Lao cột sống là bệnh xuất phát do vi khuẩn lao xâm nhập qua phổi hoặc đường tiêu hóa, sau đó theo đường máu hoặc bạch huyết đến khu trú tại một bộ phận nào đó trên hệ cơ xương khớp và gây bệnh. Do đó mà bệnh lao cột sống hoàn toàn có thể lây lan cho người khác.

Một số con đường lây nhiễm của bệnh bao gồm có:

  • Vi khuẩn lao lây lan trong không khí.
  • Vi khuẩn lây qua vết thương hở, xây sát da, niêm mạc.

Vì vậy, khi phát hiện người nhiễm bệnh lao cột sống cần tiến hành cách ly các trường hợp này, những người trong gia đình có tiếp xúc với bệnh nhân lao cần được theo dõi, thăm khám, chụp X quang phổi để phát hiện bệnh sớm, từ đó có phương pháp điều trị hợp lý, nhằm tránh lây lan bệnh. Lưu ý, người bệnh cần nên được theo dõi và quản lý chặt chẽ, cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh để tránh hiện tượng kháng thuốc và bệnh lao cột sống tái phát.

Ngoài ra bệnh lao cột sống hay lao xương khớp có thể lây từ mẹ sang con nếu như trong quá trình mang thai người mẹ bị nhiễm bệnh. Khi đó, người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để nhằm hạn chế khả năng lây bệnh cho trẻ.

4. Biến chứng của bệnh lao cột sống

Lao cột sống là một trong những bệnh lý nguy hiểm, nếu như không phát hiện kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng đến khả năng vận động, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức và khó chịu khi thay đổi tư thế đặc biệt là khi cúi người hoặc ngửa người, mất khả năng năng vận động như tàn phế, nghiêm trọng hơn là đe dọa đến tính mạng người bệnh.

5. Cách phòng chống bệnh lao cột sống

Căn bệnh này rất dễ phát triển ở những người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch. Vậy nên chúng ta cần duy trì lối sống khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Hạn chế sử dụng các đồ uống chứa cồn và nên bổ sung dưỡng chất thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Do bệnh lao xương có thể lây lan thông qua đường hô hấp nên chúng ta cần tránh tiếp xúc với người bị nghi nhiễm bệnh. Nếu trường hợp không may bạn đã tiếp xúc với bệnh nhân trong thời gian dài thì bạn nên đi khám bác sĩ, kiểm tra và tầm soát bệnh nhằm phát hiện sớm và bác sĩ có thể xây dựng phác đồ điều trị hợp lý.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan