Các chấn thương cổ tay khi chơi tennis

Tennis là môn thể thao thu hút sự quan tâm của nhiều người do lợi ích về sức khoẻ và giải trí mà nó mang lại. Với khả năng cải thiện độ săn chắc cơ bắp, giải toả stress thì tennis được khá nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên các chấn thương khuỷu tay khi chơi tennis và chấn thương cổ tay thường xuyên gặp phải gây nên những khó chịu cho người bệnh.

1. Nguyên nhân đánh tennis bị đau cổ tay

Tennis là môn thể thao yêu cầu hoạt động linh hoạt của đôi tay cũng như các động tác khó lặp đi lặp lại. Trong thời gian dài, các nhóm cơ sẽ bị suy yếu, vận động mạnh làm các cơ căng quá mức gây ra chấn thương, viêm tại chỗ, ngoài ra người chơi còn có thể bị gãy xương mệt, bong gân, rách sụn. Các nguyên nhân chơi tennis bị đau cổ tay gồm có:

  • Khởi động không đúng: là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới chấn thương cổ tay do các cơ bắp chưa được làm nóng để quen với vợt và bóng
  • Dụng cụ chưa phù hợp: việc sử dụng giày không đúng kích cỡ, tất và vợt không phù hợp với kỹ thuật và khả năng cũng là nguyên nhân dẫn tới các chấn thương cổ tay không đáng có
  • Sử dụng cổ tay thường xuyên, thời gian dài, cường độ tập luyện quá tải dẫn tới chấn thương
  • Tập luyện quá sức làm cơ suy yếu, vận động mạnh khiến cơ căng quá mức

2. Biểu hiện của chấn thương cổ tay khi chơi tennis

Vị trí chấn thương cổ tay thường là xung quanh lồi cầu trong và ngoài, thường cảm giác đau nhiều ở lồi cầu ngoài hơn, có thể cảm nhận được căng dọc các nhóm cơ cánh tay. Nguyên nhân thường do co rút mạnh đột ngột hoặc áp lực căng quá nhiều dẫn tới tổn thương tại điểm bám gân của nhóm cơ đó. Các chấn thương cổ tay thường gặp trong chơi tennis là bong gân, rách sụn, gãy xương không chỉ gây đau đớn mà trong một số trường hợp không điều trị kịp thời có thể phải giã từ tennis, thậm chí là ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

3. Xử trí chấn thương cổ tay khi chơi tennis như thế nào?

Xử trí ban đầu đối với các chấn thương cổ tay sau khi chơi tennis sẽ tuân theo nguyên tắc RICE là viết tắt của Rest, Ice, Compression và Elevation, cụ thể như sau:

  • Rest (nghỉ ngơi): ngay khi gặp phải chấn thương cổ tay cần dừng chơi tennis ngay nhằm hạn chế những tổn thương nặng nề hơn, tiết kiệm năng lượng để phục hồi chấn thương.
  • Ice (chườm đá): giúp giảm sưng nề, giảm viêm, giảm đau tại chỗ. Thông thường sẽ sử dụng túi nước đá hoặc gel lạnh y tế chườm vào vị trí tổn thương khoảng 15-17 phút/ lần, có thể thực hiện lại sau 2-3 giờ, ngày 2-4 lần.
  • Compression (băng ép): giúp giảm sưng nề, bầm tím, cố định tổn thương. Thường sử dụng băng thun y tế hoặc vải có tính đàn hồi quấn quanh vị trí tổn thương từ trước tổn thương 3-5cm đến khi qua tổn thương 3-5cm, có thể thực hiện cùng lúc với chườm lạnh. Chú ý không băng ép quá chặt gây ứ trệ tuần hoàn.
  • Elevation (gác cao): giúp giảm sưng nề, hạn chế ứ đọng tuần hoàn
  • Nguyên tắc RICE áp dụng hiệu quả nhất trong 48 giờ đầu, nếu sau 48 giờ mà triệu chứng không cải thiện thì nên được thăm khám kỹ hơn ở các cơ sở y tế để đưa ra phương án điều trị thích hợp.

4. Phòng tránh chấn thương cổ tay khi chơi tennis

Khi chơi tennis việc chấn thương cổ tay rất dễ xảy ra khi có một chút sơ sót nhỏ, do đó người chơi cần tuân thủ một số quy tắc nhất định để hạn chế chấn thương:

  • Sử dụng lực đồng bộ từ chân, thân người, cánh tay sau đó truyền lực xuống khuỷu tay, bàn tay để cơ thể được cân bằng, các cơ giãn vừa phải.
  • Không nên cầm cán vợt xoay quá mức và vặn cổ tay để tạo nên lực banh xoáy khi tận banh dễ làm bong gân cổ tay, tư thế cầm vợt tốt nhất là tạo hình chữ L của vợt so với mặt phẳng.
  • Ngoài ra, để tránh đau cổ tay khi chơi tennis cần khởi động làm nóng cơ thể như nhảy tại chỗ, xoay cổ tay cổ chân,...

Trên đây là những nguyên do và cách khắc phục chấn thương khi chơi tennis. Bạn có thể tham khảo để có được cách chơi phù hợp cũng như hạn chế tối đa những tổn thương không đáng có trong quá trình chơi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan