Viêm khớp ngón tay: Chẩn đoán và cách điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Quang Minh - Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm về khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, chấn thương.

Viêm khớp ngón tay là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh gây hạn chế cử động khớp ngón tay cái làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp làm giảm triệu chứng bệnh, giúp người bệnh cử động linh hoạt hơn.

1. Tổng quan về bệnh viêm khớp ngón tay

Viêm khớp ngón tay cái thường gặp khi bị lão hóa và xảy ra khi sụn mòn khỏi đầu xương tại khớp ở gốc ngón tay cái - còn được gọi là khớp cổ - bàn tay (CMC).

Viêm khớp ngón tay cái có thể gây đau dữ dội, sưng, giảm sức mạnh và phạm vi chuyển động, gây khó khăn cho việc thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, chẳng hạn như xoay tay nắm cửa và mở lọ. Điều trị thường bao gồm sự kết hợp của thuốc và nẹp bất động. Những trường hợp viêm khớp ngón tay cái nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật.

2. Chẩn đoán bệnh viêm khớp ngón tay

Trong khi kiểm tra, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tìm kiếm dấu hiệu sưng hoặc u cục đáng chú ý trên khớp ngón tay. Bác sĩ có thể giữ khớp trong khi di chuyển ngón tay cái, với áp lực, chống lại xương cổ tay của bạn. Nếu chuyển động này tạo ra âm thanh, hoặc gây đau đớn hoặc cảm giác khó chịu do sụn có thể bị mòn và các xương cọ xát vào nhau.

Kỹ thuật hình ảnh, thường là X-quang, có thể tiết lộ các dấu hiệu viêm khớp ngón tay cái, bao gồm:

  • Gai xương
  • Mòn sụn
  • Mất khe khớp
Chụp phim X-quang phổi - áp xe phổi
Chụp X-quang là phương pháp phổ biến để chẩn đoán bệnh viêm khớp

3. Điều trị bệnh viêm khớp ngón tay

Trong giai đoạn đầu của viêm khớp ngón tay cái, điều trị thường sử dụng kết hợp giữa các liệu pháp không can thiệp phẫu thuật. Nếu viêm khớp ngón tay cái ở mức độ nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được chỉ định.

3.1 Thuốc

Để giảm đau, bác sĩ có thể khuyên bạn sử dụng:

  • Thuốc bôi: Chẳng hạn như capsaicin hoặc diclofenac, được áp dụng bôi vùng da trên khớp
  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Chẳng hạn như acetaminophen (Efferalgan), ibuprofen.
  • Thuốc giảm đau theo toa: Chẳng hạn như celecoxib (Celebrex) hoặc tramadol.

3.2 Nẹp

Một thanh nẹp có thể hỗ trợ khớp của bạn và hạn chế chuyển động của ngón tay cái và cổ tay của bạn. Bạn có thể đeo nẹp chỉ vào ban đêm hoặc suốt cả ngày và đêm.

Nẹp có thể giúp:

  • Giảm đau
  • Định vị đúng khớp
  • Giúp khớp được nghỉ ngơi

3.3 Tiêm thuốc

Tiêm
Tiêm sẽ có tác dụng hiệu quả với viêm khớp ngón tay

Nếu thuốc giảm đau và nẹp không hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tiêm corticosteroid tác dụng kéo dài vào khớp ngón tay cái. Tiêm corticosteroid có thể giúp giảm đau tạm thời và giảm viêm.

3.4 Phẫu thuật

Nếu bạn không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc nếu bạn hầu như không thể gấp duỗi ngón tay cái, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật làm cứng khớp (arthrodesis): khớp bị ảnh hưởng được cố định vĩnh viễn. Sau khi làm cứng thì khớp có thể chịu trọng lượng mà không đau, nhưng không linh hoạt.
  • Thay khớp (arthroplasty): Tất cả hoặc một phần của khớp bị ảnh hưởng được loại bỏ và thay thế bằng một khớp nhân tạo.

Sau khi phẫu thuật, bạn có thể đeo băng hoặc nẹp trên ngón tay cái và cổ tay trong khoảng 6 tuần. Sau đó bạn có thể tập vật lý trị liệu để giúp lấy lại sức mạnh và chuyển động của tay.

4. Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Để giảm đau và cải thiện khả năng vận động của khớp, bạn nên cố gắng:

  • Sử dụng dụng cụ cầm tay: Cân nhắc mua thiết bị thích ứng - chẳng hạn như dụng cụ mở lọ, chìa khóa xoay và khóa kéo lớn - được thiết kế cho những người có hạn chế vận động tay. Thay thế tay nắm cửa truyền thống, mà bạn phải nắm bằng ngón tay cái của bạn, bằng đòn bẩy.
  • Áp dụng lạnh: Làm lạnh lớp băng khớp trong 5 đến 15 phút vài lần một ngày có thể giúp giảm sưng và đau.
  • Áp dụng nhiệt: Đối với một số người, nhiệt có thể hiệu quả hơn lạnh trong việc giảm đau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

32.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan