Phương pháp điều trị gãy xương mác mau lành

Hỏi

Chào bác sĩ, tôi bị tai nạn gãy xương mác. Mong bác sĩ tư vấn cho tôi phương pháp trị mau lành? Tôi cảm ơn bác sĩ.

Trần Văn Sao (1953)

Thưa bác sĩ. Cháu bị gãy chéo xương mác chân trái gần khớp cổ chân cháu đã kẹp nẹp 2 tuần sau đó bó bột 3 tuần và bác sĩ chỉ định cho tháo bột. Cháu mới tháo bột được 1 ngày hiện tại đi lại vẫn cần nạng vì bị tê bàn chân. Bác sĩ tư vấn giúp cháu giờ cần làm gì để có thể đi lại bình thường và có cần uống thêm thuốc gì không ạ? Cháu cảm ơn.

Ngô Việt Cường (1993)

Trả lời

Bác Sao thân mến, xương mác là xương cẳng chân nhỏ, ít chịu lực khi đi, đứng. Chỉ có đầu

dưới là có vai trò là gọng chày mác giữ vững khớp cổ chân. Do đó, gãy xương mác ở đoạn giữa hoặc trên thì không cần mổ, cũng không cần mang đai nẹp hay bó bột. Chỉ cần bác chú ý đi đứng nhẹ nhàng, tránh tì đè xoa bóp chỗ đau, có thể băng ép nhẹ trong vài tuần đầu kết hợp chườm lạnh 3-5 lần mỗi ngày nếu sưng nhiều. Kết hợp uống thuốc giảm đau, chống viêm, bổ sung canxi và ăn uống đầy đủ, xương sẽ tự lành bác nhé.

Từ trong khoảng 6-8 tuần, nếu gãy xương mác ở đầu dưới gần khớp cổ chân (còn gọi là gãy mắt cá ngoài) thì bác cần đến bệnh viện có bác sĩ chấn thương chỉnh hình để khám xem có cần mổ hay bó bột gì không, tùy mức độ nặng, di lệch và ảnh hưởng khớp cổ chân. Chúc bác mau bình phục.

Bác có thể liên lạc với các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được tư vấn kỹ càng hơn.

Cảm ơn bác đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Bác sĩ Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Trắc nghiệm: Gãy xương mác bao lâu thì lành?

    Chiếm 17% trọng lượng cơ thể, xương mác có tác dụng hỗ trợ xương chày trong việc chia sẻ trọng lực của cơ thể. Vì có kích thước nhỏ, mảnh nên khi chấn thương xảy ra, xương mác thường là ...

    Đọc thêm
  • dập móng tay
    Sơ cứu dập móng tay đúng cách

    Ngón tay cho phép cơ thể sờ chạm, cầm nắm cũng như thực hiện các động tác tinh vi để tương tác với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, móng tay hay ngón tay rất dễ dàng bị thương ...

    Đọc thêm
  • bị trật khớp cổ tay
    Trật khớp cổ tay có cần bó bột không?

    Trật khớp cổ tay là tình trạng khớp cổ tay bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu gây triệu chứng sưng đỏ, đau đớn dữ dội tại khu vực bị ảnh hưởng. Người bị trật khớp cổ tay cần ...

    Đọc thêm
  • bó bột bị teo cơ
    Teo cơ sau chấn thương

    Teo cơ hậu chấn thương là tình trạng suy giảm khối lượng cơ bắp, yếu cơ sau khi trải qua thời gian hạn chế vận động do bó bột. Với trường hợp teo nhẹ người bệnh có thể can thiệp ...

    Đọc thêm
  • bó bột vai
    Quy trình bó bột khu vực ngực - vai - cánh tay

    Bó bột ngực vai cánh tay không quá khác biệt so với bó bột chữ U và phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp gãy 1⁄3 xương cánh tay, gãy cổ xương cánh tay, gãy xương ...

    Đọc thêm