Các xét nghiệm rối loạn nội tiết

Hệ thống nội tiết là một mạng lưới gồm các tuyến sản xuất và phát hành hormone, giúp kiểm soát nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, bao gồm cả việc chuyển hóa calo thành năng lượng. Rối loạn nội tiết tố sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, suy giáp, suy tuyến yên... do đó thực hiện các xét nghiệm rối loạn nội tiết để phát hiện sớm bệnh là vô cùng quan trọng.

Hệ thống nội tiết sẽ ảnh hưởng tới cách tim đập, xương và các mô phát triển, thậm chí cả khả năng sinh con. Nó là yếu tố nguyên nhân quan trọng trong các bệnh nội tiết thường gặp ở người như bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, rối loạn tăng trưởng, rối loạn chức năng tình dục và một loạt các rối loạn hormone khác.

Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về hệ thống nội tiết, nguyên nhân gây rối loạn nội tiết, các dạng rối loạn nội tiết và những phương pháp xét nghiệm rối loạn nội tiết hiện nay.

Các tuyến nằm trong hệ nội tiết
Hình ảnh hệ nội tiết

1. Các tuyến của hệ thống nội tiết

Mỗi tuyến của hệ thống nội tiết sẽ tiết ra các hormone cụ thể để đưa vào máu. Những hormone này thông qua máu đến các tế bào khác, giúp kiểm soát hoặc phối hợp thực hiện nhiều quá trình điều hòa trong cơ thể.

Các tuyến nội tiết gồm:

  • Tuyến thượng thận: Gồm hai tuyến nằm trên đỉnh thận có vai trò giải phóng hormone cortisol.
  • Vùng dưới đồi: Là một phần của não giữa dưới, cho biết tuyến yên khi nào sẽ giải phóng hormone.
  • Buồng trứng: Là cơ quan sinh sản nữ, giải phóng trứng và sản xuất hormone giới tính.
  • Các tế bào trong tuyến tụy: Kiểm soát sự giải phóng hormone insulin và glucagon.
  • Tuyến cận giáp: Bốn tuyến nhỏ ở cổ, đóng vai trò trong sự phát triển của xương.
  • Tuyến tùng: Một tuyến được tìm thấy ở gần trung tâm não, liên kết với các dạng của giấc ngủ.
  • Tuyến yên: Một tuyến được tìm thấy ở đáy não, phía sau xoang. Nó còn được gọi là “tuyến chủ” do ảnh hưởng tới nhiều tuyến khác, đặc biệt là tuyến giáp. Các vấn đề xảy ra với tuyến yên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng tiết sữa của phụ nữ.
  • Tinh hoàn: Các tuyến sinh dục nam sản xuất tinh trùng và hormone giới tính.
  • Tuyến ức: Một tuyến ở ngực trên giúp tạo ra hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Tuyến giáp: Một tuyến hình bướm ở phía trước cổ kiểm soát quá trình trao đổi chất.
Suy tuyến cận giáp
Vị trí tuyến giáp

Một vấn đề dù nhỏ nhất xảy ra với một hoặc nhiều tuyến này cũng có thể làm mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến rối loạn nội tiết hoặc gây ra các bệnh nội tiết.

2. Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết

Nguyên nhân rối loạn nội tiết được phân thành 2 loại:

  • Loại 1: Do một tuyến sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone, được gọi là mất cân bằng hormone.
  • Loại 2: Do sự phát triển của các tổn thương như khối u bên trong hệ thống nội tiết, có thể có hoặc không ảnh hưởng đến mức độ hormone.

Hệ thống phản hồi của nội tiết giúp kiểm soát sự cân bằng hormone trong máu. Nếu cơ thể có quá nhiều hoặc quá ít một hormone, hệ thống này sẽ báo hiệu cho tuyến thích hợp để khắc phục vấn đề. Mất cân bằng hormone sẽ xảy ra nếu hệ thống phản hồi không giữ đúng được mức độ hormone trong máu hoặc nếu cơ thể không loại bỏ chúng ra khỏi máu một cách hợp lý.

Mất cân bằng hormone
Mất cân bằng hormone gây rối loạn nội tiết

Việc tăng/ giảm hormone nội tiết có thể do:

  • Hệ thống phản hồi nội tiết gặp vấn đề.
  • Bệnh tật.
  • Rối loạn di truyền (chẳng hạn suy giáp bẩm sinh...).
  • Nhiễm trùng.
  • Tổn thương ở một tuyến nội tiết.
  • Khối u của một tuyến nội tiết.

Hầu hết các khối u hay bướu nội tiết không phải ung thư và thường không lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên một khối u hoặc nốt sần trên tuyến nội tiết có thể làm cản trở việc sản xuất hormone của tuyến.

3. Các dạng rối loạn nội tiết

  • Tiểu đường: Đây là một trong những dạng rối loạn nội tiết phổ biến nhất.
  • Suy tuyến thượng thận: Các triệu chứng gồm mệt mỏi, đau dạ dày, mất nước và đổi màu da. Bệnh Addison là một loại suy thượng thận.
  • Bệnh Cushing: Do sự sản xuất quá mức một hormone tuyến yên dẫn tới tuyến thượng thận hoạt động quá mức. Một tình trạng tương tự là hội chứng Cushing xảy ra ở những người dùng thuốc corticosteroid liều cao, đặc biệt là trẻ em.
  • Các vấn đề về hormone tăng trưởng: Nếu tuyến yên sản xuất quá nhiều hormone tăng trưởng, xương và các bộ phận cơ thể của trẻ sẽ phát triển nhanh bất thường, ngược lại nếu nồng độ hormone tăng trưởng quá thấp trẻ có thể ngừng tăng chiều cao.
  • Bệnh cường giáp: Tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone dẫn tới sụt cân, nhịp tim nhanh đổ mồ hôi và hồi hộp.
  • Suy giáp: Tuyến giáp không sản xuất đủ hormone dẫn tới các biểu hiện như mệt mỏi, táo bón, khô da và trầm cảm, ở trẻ em gây chậm phát triển.
  • Suy tuyến yên: Tình trạng tuyến yên tiết ra ít hoặc không có hormone.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Việc sản xuất quá mức androgen gây cản trở sự phát triển của trứng và sự rụng trứng. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh ở nữ giới.
  • Dậy thì sớm: Do các tuyến nội tiết báo hiệu cho cơ thể giải phóng hormone tình dục quá sớm.
Dậy thì sớm
Rối loạn nội tiết hormone tình dục gây dậy thì sớm ở trẻ nhỏ

4. Xét nghiệm rối loạn nội tiết như thế nào?

Bệnh nhân có thể được giới thiệu tới bác sĩ nội tiết - người được đào tạo đặc biệt về các vấn đề ở hệ thống nội tiết.

Việc chẩn đoán rối loạn nội tiết có thể căn cứ vào các cơ sở sau:

  • Triệu chứng: Các triệu chứng của rối loạn nội tiết rất khác nhau và phụ thuộc vào tuyến nội tiết cụ thể liên quan. Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân đều có chung biểu hiện là suy nhược và mệt mỏi kéo dài.
  • Thực hiện xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu: Hai phương pháp này nhằm kiểm tra nồng độ hormone giúp xác định bạn có bị rối loạn nội tiết tố không.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Giúp xác định sự tồn tại và vị trí của một nốt hoặc khối u.

Việc điều trị rối loạn nội tiết tố có thể phức tạp, bởi một sự thay đổi nồng độ hormone có thể dẫn tới giảm bớt nồng độ hormone khác. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra vấn đề của nội tiết tố, hoặc xem có cần điều chỉnh gì về thuốc hay kế hoạch điều trị không.

Để được tư vấn chi tiết về bệnh, quý khách vui lòng đến trực tiếp hệ thống y tế Vinmec hoặc đặt khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

This article is written for readers from Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Relating articles
  • Thuốc tránh thai có thể khiến cơ thể tăng cân tích nước
    Why do some women gain weight during menopause?

    Tăng cân trong thời kỳ mãn kinh thường liên quan mật thiết đến vấn đề biến đổi nội tiết và sự chuyển hóa của cơ thể. Theo thống kê có khoảng 30% phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh không ...

    Readmore
  • gạo lứt ăn kiêng
    Avoid Dangerous HCG Diet Products

    Bất cứ ai đã từng ăn kiêng đều biết có những cách hợp lý để giảm cân, bao gồm ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục. Chế độ ăn kiêng HCG kết hợp sử dụng ...

    Readmore
  • Bệnh u tuyến yên là gì?
    Pituitary tumors are usually slow growing

    Tuyến yên là một tuyến nội tiết, tiết ra nhiều hormone quan trọng điều khiển hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác trong cơ thể. U tuyến yên là khối u phát triển từ tế bào của tuyến yên, ...

    Readmore
  • Liệu pháp hormone thời kỳ mãn kinh: Lợi ích và rủi ro
    Menopausal hormone therapy and its association with heart disease

    Liệu pháp hormone giúp điều trị các triệu chứng khó chịu thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, cách này đi kèm với rủi ro tiềm ẩn cho trái tim và không phù hợp với tất cả mọi người. Cần nhiều ...

    Readmore
  • Đau đầu chùm
    How are headaches and hormones related?

    Phụ nữ mặc dù được tạo hóa ban cho một số lợi thế về sức khỏe thực sự, nhưng lại phải chịu đựng một cảm giác hết sức khó chịu đó đau đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu. ...

    Readmore

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: