Trẻ bị nứt hậu môn cần điều trị như thế nào?

ỏi

Chào bác sĩ,

Bác sĩ cho em hỏi nhà em có cháu bé sinh năm 2014. Trước đây, bé bị táo bón nứt hậu môn, bé bị viêm da tiết bã. Em có đi khám và chữa điều trị tại bệnh viện cũng có lấy chất dịch hậu môn và trên da đầu để xét nghiệm nhưng không trị dứt điểm được. Hiện tình trang viêm hậu môn của cháu em muốn được điều trị dứt điểm. Bác sĩ tư vấn giúp em cách điều trị nút hậu môn ở trẻ để cháu nhà em được điều trị dứt điểm ạ. Rất mong được sự giúp đỡ của bác sĩ. Em xin cảm ơn.

Trần Thanh Vinh (1984)

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Trẻ bị nứt hậu môn cần điều trị như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Tình trạng táo bón là đi ngoài dưới 2 lần/tuần, phân cứng, khuôn to, rắn. Khi đi ngoài khối phân đấy cứa vào hậu môn gây ra chảy máu gọi là nứt kẽ hậu môn. Táo bón gây ra rất nhiều biến chứng như tắc ruột, lồng ruột, thủng ruột, viêm ruột... nên hàng ngày cho trẻ ăn rau, hoa quả, uống nhiều nước các loại, xoa bụng xung quanh rốn và quanh vùng thắt lưng giáp hậu môn, tập đi ngoài hàng ngày vào 1 giờ cố định. Ngoài ra, bạn có thể bôi mỡ Gentamicin và hậu môn để chống viêm và khi đi ngoài cho trẻ đỡ bị đau.

Để điều trị dứt điểm bệnh cho trẻ, gia đình nên cho trẻ đến khám chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn hướng điều trị cụ thể.

Nếu bạn còn thắc mắc về cách điều trị nứt hậu môn ở trẻ, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để để kiểm tra và tư vấn thêm bạn nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Thu Hương - Trưởng Đơn nguyên Cấp Cứu, điều trị ban ngày - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

139 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Trẻ đau bụng quanh rốn
    Đau bụng cấp ở trẻ em

    Đau bụng cấp ở trẻ em là hiện tượng rất phổ biến, xuất hiện đột ngột và đa số không gây nguy hiểm cho trẻ, các cơn đau có thể tự khỏi mà không cần phải can thiệp điều trị. ...

    Đọc thêm
  • Công dụng của thuốc Barium sulfate
    Công dụng của thuốc Barium sulfate

    Barium sulfate thuộc nhóm thuốc cản quang được sử dụng trong thăm khám bằng X – quang đường tiêu hóa, theo dõi thời gian vận chuyển qua đường tiêu hóa. Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi ...

    Đọc thêm
  • Phẫu thuật nội soi cắt dây chằng giải phóng quai ruột tắc
    Phẫu thuật nội soi cắt dây chằng giải phóng quai ruột tắc

    Tắc ruột là một bệnh lý thường gặp của ngoại khoa, đặc biệt là trên những bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật ổ bụng. Phẫu thuật nội soi cắt dây chằng giải phóng quai ruột tắc là một phương ...

    Đọc thêm
  • Đau bụng cấp
    Siêu âm trong chẩn đoán đau bụng cấp

    Đau bụng cấp có thể là triệu chứng của nhiều loại bệnh lý khác nhau, từ mức độ nhẹ đến nguy hiểm. Vì vậy, việc chẩn đoán đau bụng cấp trở thành thách thức đối với bác sĩ lâm sàng ...

    Đọc thêm
  • Lialda
    Tác dụng của thuốc Lialda

    Thuốc Lialda công dụng trong điều trị các trường hợp viêm loét đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn, ngăn ngừa các triệu chứng của viêm loét đại tràng tái phát... Cùng tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Lialda qua ...

    Đọc thêm