Đặt túi ngực có tăng nguy cơ ung thư vú?

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thục Vỹ - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Hiện nay, có 2 vật liệu chính được sử dụng trong đặt túi ngực đó là silicon và nước muối. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, phụ nữ đặt túi ngực bằng silicon hay nước muối sinh lý đều không làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp đặc biệt, đặt túi ngực có thể bị ung thư bạch huyết gọi là lymphoma không biệt hóa, đây là 1 loại ung thư hệ bạch huyết liên quan đến bao túi ngực không phải ung thư vú.

Theo Th.s, B.s Nguyễn Thục Vỹ - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Nha Trang, đối với phụ nữ đặt túi ngực, Hiệp hội thuốc và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo ngay cả khi không có triệu chứng ung thư vú thì vẫn nên siêu âm hoặc chụp MRI vú lần đầu tiên vào 5 - 6 năm sau khi đặt túi ngực và sau đó mỗi 2-3 năm sau đó để nhằm phát hiện sớm những biến chứng đặt túi ngực.

Việc tầm soát ung thư vú ở phụ nữ đặt túi ngực cũng giống như người không đặt túi nâng ngực. Tuy nhiên, khi đặt túi ngực thì sẽ làm giảm độ nhạy của siêu âm nên bác sĩ có thể chỉ định chụp cộng hưởng từ vú để có được đánh giá chính xác nhất.

Bác sĩ Nguyễn Thục Vỹ lưu ý những người đặt túi nâng ngực nên chụp cộng hưởng từ tầm soát ung thư vú từ ngày thứ 5 đến ngày 14 của chu kỳ kinh nguyệt (tốt nhất là ngày thứ 7 - 10). Ngoài ra, chụp MRI vú cũng không thể thay thế hoàn toàn chụp X quang vú trong tầm soát và phát hiện ung thư vú ở phụ nữ đặt túi ngực.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan