Vì sao khi thoái hóa khớp nên ghép tế bào gốc ngay?

Mục lục

Điều trị thoái hóa khớp gối là việc làm cần thiết để giảm đau, cải thiện chức năng và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Với sự phát triển của y học, nhiều phương pháp mới như tiêm huyết tương giàu tiểu cầu và cấy ghép tế bào gốc đang mang lại hy vọng cho bệnh nhân. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này nhé.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ thuộc khoa Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

1. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng mài mòn lớp sụn tự nhiên giữa các khớp. Khi hiện tượng này xảy ra, xương của các khớp sẽ cọ xát mạnh vào nhau gây đau, sưng tấy, cứng khớp và giảm khả năng di chuyển, đôi khi còn hình thành gai xương ở vùng đầu gối.

Bệnh thường xảy ra do lão hóa. Khi chúng ta già đi, khả năng tự lành của sụn sẽ suy giảm, dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp ở hầu hết người cao tuổi. Tuy nhiên, nhiều tố yếu nguy cơ khác cũng liên quan đến bệnh bao gồm:

  • Béo phì.
  • Chế độ ăn uống.
  • Tập luyện.
  • Phụ nữ thường đi giày cao gót, phân bổ trọng lượng cơ thể không đều.

2. Dấu hiệu thoái hóa khớp gối

Ban đầu, thoái hóa khớp gối thường gây đau nhẹ ở một vài điểm cụ thể hoặc quanh vùng khớp. Cơn đau này thường xuất hiện và tăng dần khi người bệnh vận động nhiều như đi lại, leo cầu thang hoặc dốc - đây chính là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu bệnh đang khởi phát.

Theo thời gian, khớp gối sẽ bị sưng lên do viêm hoặc tràn dịch. Khi bệnh trở nặng, người bệnh sẽ cảm thấy khớp gối bị cứng, đặc biệt là vào buổi sáng khi vừa thức dậy.

3. Cách điều trị thoái hóa khớp gối

Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối rất đa dạng nhưng thuốc giảm đau và chống viêm vẫn là lựa chọn hàng đầu. Trong đó, thuốc chống viêm không steroid được sử dụng phổ biến nhất. Khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, thuốc giảm đau, chống viêm mạnh hơn sẽ được sử dụng để điều trị.  

Sử dụng thuốc chống viêm không steroid là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến nhất.
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid là phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối phổ biến nhất.

Hiện nay, hai phương pháp điều trị bệnh được chú ý nhiều là truyền tế bào gốc vào khớp và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Các phương pháp này hứa hẹn mang lại kết quả điều trị tốt. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có thể không đạt hiệu quả cao bằng cấy ghép tế bào gốc. Mặc dù chi phí cao và công nghệ phức tạp, liệu pháp ghép tế bào gốc hiện được coi là phương pháp đầy triển vọng trong việc điều trị bệnh. Vậy, tiêm tế bào gốc có thực sự điều trị được thoái hóa khớp?

Đối với những người bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nặng, khi việc thay khớp chưa cần thiết, tế bào gốc thường được sử dụng như phương pháp điều trị hiệu quả. Đây được xem là cách bảo tồn khớp tự nhiên nhờ vào các tác dụng sau:

  • Giảm đau nhức, chống viêm và cân bằng hệ miễn dịch.
  • Kích thích sự tăng sinh của các tế bào gốc có sẵn, giúp tái tạo sụn khớp, đặc biệt hiệu quả ở giai đoạn cuối khi sụn bị thoái hóa nhanh.
  • Biến đổi thành tế bào sụn và kích hoạt các yếu tố tăng trưởng để sửa chữa mô sụn, sản sinh sụn khớp mới.
  • Tạo ra các chất giúp thúc đẩy quá trình phục hồi tự nhiên diễn ra nhanh hơn.

Nhìn chung, mức độ thoái hóa khớp gối và cơn đau sẽ quyết định phương pháp điều trị. Quá trình điều trị thường bắt đầu bằng các phương pháp cơ bản và có chi phí không cao, sau đó sẽ tiến đến các phương pháp điều trị phức tạp hơn và cuối cùng là thay khớp gối.

Để tránh phải phẫu thuật thay khớp gối, bệnh nhân nên tiếp cận điều trị kịp thời với hai phương pháp điều trị thoái hóa khớp bằng tế bào gốc và tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. 

Quá trình điều trị thoái hóa khớp gối cần được tiến hành kịp thời để giảm đau và ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng. Người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp phù hợp từ thuốc giảm đau đến liệu pháp tế bào gốc hay huyết tương giàu tiểu cầu để cải thiện khả năng vận động và nâng cao chất lượng sống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ