Alumag-s là thuốc gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản là hai bệnh lý rất phổ biến, gây ra không ít khó chịu cho người bệnh. Lúc này bệnh nhân cần sử dụng đến các loại thuốc giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh, một trong số đó là thuốc Alumag S. Vậy Alumag-S là thuốc gì?

1. Alumag-S là thuốc gì?

Thuốc Alumag S bao gồm các hoạt chất chính là Gel Nhôm Hydroxyd, Gel Magnesi Hydroxyd và Simethicon, thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh lý tiêu hóa. Alumag S là một sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Agimexpharm, thuốc được bào chế ở dạng hỗn dịch uống với các hoạt chất và hàm lượng như sau:

  • Nhôm hydroxyd: 4.596g;
  • Magnesium Hydroxide: 2.668g;
  • Simethicone: 0.266g.

2. Tác dụng của thuốc Alumag S là gì?

Thuốc Alumag S được chỉ định điều trị trong các trường hợp:

3. Đặc điểm dược lý của Alumag S

3.1. Dược lực học

Alumag S là sự kết hợp giữa nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd và Simethicon, qua đó hỗ trợ làm tăng tác dụng của lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng. Theo đó tác dụng riêng lẻ của từng hoạt chất được mô tả như sau:

  • Công dụng của Simethicone là phá vỡ các bọt khí thông qua việc giảm sức căng bề mặt, qua đó hỗ trợ chống lại tình trạng đầy hơi và chứng khó tiêu;
  • Nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd có tác dụng kích thích tăng độ pH của dịch dạ dày, từ đó ức chế tác dụng tiêu protein của pepsin. Cơ chế này đóng vai trò rất quan trọng ở bệnh nhân mắc bệnh loét dạ dày. Bên cạnh đó, 2 hoạt chất này thường được kết hợp với nhau với mục đích hỗ trợ triệt tiêu tác dụng phụ của nhau trên hệ tiêu hóa (nhôm hydroxyd gây táo bón, magnesi hydroxyd gây tiêu chảy).

3.2. Dược động học

Hoạt chất nhôm hydroxyd tan chậm trong dạ dày, xảy ra phản ứng với acid clohydric (HCl) trong dịch dạ dày để tạo thành nhôm clorua và nước. Khoảng 17 - 30% nhôm clorua tạo thành từ phản ứng này được hấp thu và thải trừ nhanh qua thận ở người có chức năng thận bình thường. Tuy nhiên, ở những trường hợp suy thận khi sử dụng nhôm Hydroxyd có thể xảy ra hiện tượng tích lũy, thường xảy ra trong xương và hệ thần kinh trung ương, từ đó gây ngộ độc nhôm. Ở ruột non, nhôm clorua chuyển nhanh thành muối nhôm kiềm không tan với khả năng hấp thụ kém nên được thải trừ qua phân.

Nhôm hydroxyd sử dụng đồng thời với photphat sẽ phản ứng và tạo thành nhôm phosphat không tan trong ruột, sau đó thải trừ qua phân. Những người có chế độ ăn nghèo phosphat khi sử dụng các thuốc kháng acid dạ dày có chứa nhôm sẽ làm giảm hấp thu phosphate, hệ quả là dẫn đến chứng giảm phosphat máu và giảm phosphat nước tiểu.

Magnesi hydroxyd trong thuốc Alumag S sau khi uống sẽ phản ứng nhanh với acid clohydric dạ dày để tạo thành magnesi clorid và nước. Hoạt chất này thường thải trừ qua phân ở dạng muối magie không tan. Một lượng nhỏ những dẫn xuất của magnesi Hydroxyd có thể được hấp thu và đào thải qua nước tiểu.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Alumag S

4.1. Cách sử dụng

Thuốc Alumag S sử dụng bằng đường uống vào các thời điểm như sau:

  • Giữa các bữa ăn;
  • Sau các bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ;
  • Buổi tối trước khi đi ngủ;
  • Khi có triệu chứng viêm loét dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản.

4.2. Liều dùng

Liều lượng của thuốc Alumag S:

  • Trẻ em: Uống 1⁄2 gói/lần, 2 - 4 lần/ngày;
  • Người lớn: Uống 1 gói Alumag S mỗi lần, 2 - 4 lần/ngày.

Liều dùng Alumag S trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều lượng cụ thể còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh của từng trường hợp cụ thể. Do đó, để mang lại hiệu quả cao và an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế trước khi sử dụng Alumag S.

4.3. Quá liều và cách xử trí

  • Triệu chứng quá liều Alumag S hay gặp bao gồm tiêu chảy do tác dụng của muối magnesi hòa tan trên đường ruột;
  • Khi xảy ra hiện tượng quá liều, người bệnh cần ngưng thuốc Alumag S và tìm các biện pháp điều trị triệu chứng phù hợp.

5. Tác dụng phụ của thuốc Alumag S

Trong quá trình sử dụng thuốc Alumag S, người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

  • Liên quan đến nhôm hydroxyd thường gặp là táo bón. Khi dùng liều cao và kéo dài sản phẩm chứa nhôm sẽ gây cản trở sự hấp thu phosphate, từ đó dẫn đến nguy cơ xương bị xốp và loãng xương.
  • Liên quan đến magnesi hydroxyd thường gặp là tiêu chảy. Bệnh nhân suy chức năng thận khi sử dụng Alumag S có thể xảy ra tình trạng tăng magnesi máu.

6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Alumag S

Chống chỉ định sử dụng Alumag S đối với các trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 3 tháng tuổi;
  • Người quá mẫn cảm hay dị ứng với các thành phần có trong Alumag S.

Thận trọng trong quá trình sử dụng thuốc Alumag S với người bệnh:

  • Suy chức năng thận;
  • Đang dùng cùng lúc với các loại thuốc có thể gây tương tác;
  • Trẻ em dưới 1 tuổi chỉ uống Alumag S trong trường hợp thật cần thiết;
  • Chưa thấy những ảnh hưởng của thuốc Alumag S đến khả năng lái xe và vận hành máy móc;
  • Thời kỳ mang thai hoặc cho con bú: Có thể sử dụng cho các đối tượng này nhưng lưu không nên dùng ở liều cao kéo dài.

7. Tương tác thuốc của Alumag S

Sử dụng đồng thời Alumag S với các thuốc sau đây có thể gây cản trở hấp thu và giảm tác dụng của chúng:

  • Quinidin;
  • Captopril;
  • Gabapentin;
  • Sucralfat;
  • Digoxin;
  • Các chế phẩm có chứa sắt;
  • Isoniazid, phenothiazin, tetracycline;
  • Các loại vitamin tan trong dầu, đặc biệt là là vitamin D.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

26K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan