Các thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm có nhiễm trùng tại mắt, ví dụ viêm kết mạc do vi khuẩn, viêm bờ mi và lẹo mắt, ... Hãy cùng tìm hiểu về các loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm trong bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm là gì?

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm thường được kê đơn trong các bệnh lý nhiễm trùng mắt do vi khuẩn như viêm loét giác mạc, viêm kết mạc, lẹo mắt và viêm bờ mi, ...

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh có tác dụng diệt trừ vi khuẩn xâm nhập vào mắt, cải thiện tình trạng nhiễm trùng nhanh, giảm biến chứng và nguy cơ lây lan sang mắt còn lại hoặc lây cho người khác. Tuy nhiên, thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm không có tác dụng với nhiễm trùng mắt do virus hoặc dị ứng như viêm kết mạc do virus, viêm kết mạc nhiễm trùng, viêm kết mạc do đeo kính áp tròng, ... Ngoài ra, nhược điểm của thuốc kháng sinh nhỏ mắt là phổ kháng khuẩn hẹp, dễ gây dị ứng, kích ứng, có thể tạo điều kiện xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc.

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm thường chứa các hoạt chất như: tobramycin, ciprofloxacin, gatifloxacin, natri sulfacetamide, polymyxin B, chloramphenicol, levofloxacin, ofloxacin, neomycin sulfat, moxifloxacin, ...

2. Cách dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm

Khi dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt viêm kết mạc, chắp lẹo, viêm bờ mi, ... người bệnh cần thực hiện các bước sau:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi nhỏ mắt.
  • Tránh để đầu lọ thuốc chạm vào mắt để hạn chế nhiễm khuẩn ngược.
  • Tư thế khi nhỏ thuốc: Đầu hơi ngả về phía sau để dễ nhỏ thuốc và tránh thuốc chảy ra ngoài. Giữ lọ thuốc gần mắt và không chạm vào mắt. Mắt nhìn ngước lên, tay bóp nhẹ lọ thuốc để giọt thuốc rơi vào mắt. Nhắm mắt lại trong 2 – 3 phút và lau sạch phần thuốc dư bằng khăn giấy.
  • Nếu cần phải nhỏ nhiều hơn một giọt thuốc nhỏ mắt kháng viêm ở cùng một mắt, hãy đợi ít nhất 5 phút rồi nhỏ giọt tiếp theo.
  • Đậy nắp lọ thuốc lại, không lau hoặc rửa đậu lọ thuốc để tránh lây lan vi khuẩn.

Trong quá điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm, người bệnh nên:

  • Chỉ dùng kháng sinh nhỏ mắt viêm kết mạc, giác mạc, lẹo mắt, ... khi có chỉ định của bác sĩ nhãn khoa.
  • Tuân thủ lời dặn của bác sĩ về liều lượng, cách nhỏ thuốc, thời gian điều trị.
  • Không tự ý ngưng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ, không dùng đơn thuốc của người khác khi có cùng triệu chứng.
  • Một số thuốc nhỏ mắt kháng viêm có thể gây giảm thị lực trong thời gian ngắn. Lúc này, người bệnh cần chờ cho mắt sáng trở lại rồi mới làm những công việc cần nhìn rõ như lái xe, vận hành máy móc.
  • Không dùng thuốc nhỏ mắt kháng viêm, kháng sinh đã hết hạn sử dụng.
  • Khi quan sát thấy dung dịch thuốc nhỏ mắt có tủa hoặc thay đổi màu sắc thì tuyệt đối không sử dụng.
  • Lọ thuốc nhỏ mắt đã mở chỉ nên sử dụng trong vòng 15 ngày.

3. Các thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm thường dùng

3.1. Neomycin

Neomycin là 1 kháng sinh nhóm aminoglycosid, được dùng dưới dạng thuốc mỡ, hỗn dịch, ... Thuốc nhỏ mắt Neomycin có thể được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các kháng sinh khác để điều trị viêm nhiễm ở mắt. Lưu ý không nên dùng Neomycin cho trẻ em dưới 1 tuổi hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tương tự các kháng sinh aminoglycoside khác, cần thận trọng khi dùng Neomycin vì thuốc có độc tính trên thận và tai.

3.2. Polymyxin B

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm Polymyxin B thường được bào chế từ bột polymyxin B sulfat thành dung dịch nhỏ mắt, nồng độ 0,1 – 0,25%. Polymyxin B thường được dùng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc khác để điều trị viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm mí mắt, ...

Cách sử dụng: Nhỏ 1 – 3 giọt, mỗi giờ 1 lần. Sau đó tùy theo đáp ứng với thuốc, giảm xuống còn 1 – 2 giọt, 4 – 6 lần / ngày.

Thuốc nhỏ mắt Polymyxin B có thể gây kích ứng mắt. Lưu ý không dùng chế phẩm có chứa Polymyxin B chung với corticoid để điều trị nấm, nhiễm virus hoặc nhiễm khuẩn có mủ ở mắt.

3.3. Bacitracin

Bacitracin là thuốc mỡ tra mắt, được sử dụng trong điều trị chắp, viêm kết mạc, loét giác mạc, viêm giác mạc, viêm túi lệ. Thuốc mỡ Bacitracin thường được dùng phối hợp với các chế phẩm chứa Neomycin và Polymyxin B Sulfat, không sử dụng thuốc quá 7 ngày.

Cách dùng: Bôi 1 dài mỏng 1cm thuốc lên kết mạc, cứ mỗi 3 giờ bôi một lần. Khi sử dụng Bacitracin, người bệnh có thể gặp tác dụng không mong muốn của thuốc là phát ban.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm

Thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm có thể gây mờ mắt tạm thời, ngứa, châm chích, bỏng rát, sưng tấy và mẩn đỏ, mắt tiết dịch nhiều hơn, dị ứng.

Giống như dùng thuốc kháng sinh toàn thân, dùng các thuốc nhỏ mắt kháng sinh kháng viêm cũng có thể gây mẫn cảm, dị ứng, tổn hại do độc tính của thuốc lên các cơ quan trong cơ thể, kháng thuốc và làm thay đổi cân bằng vi sinh vật tại mắt. Để an toàn, hãy khám bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

13.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan