Công dụng của Glutaone 600

Thuốc Glutaone 600 thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc, dạng bào chế là bột đông khô pha tiêm. Thuốc được sử dụng trong điều trị nhiều vấn đề khác nhau.

1. Thuốc Glutaone 600 có tác dụng gì?

Thuốc Glutaone 600 có thành phần là Glutathione 600mg (nên còn được gọi là thuốc Glutathione 600). Glutathione là 1 tripeptid nội sinh, có mặt trong tất cả các tế bào của các cơ quan trên cơ thể. Nó đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa và trao đổi chất.

Thuốc Glutaone 600 được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Hỗ trợ giảm độc tính trên thần kinh của xạ trị và hóa trị ung thư: Tiêm tĩnh mạch Glutathione ngay trước khi xạ trị và trước phác đồ hóa trị liệu;
  • Hỗ trợ điều trị ngộ độc thủy ngân: Phối hợp với các thuốc điều trị ngộ độc thủy ngân đặc hiệu với tiêm truyền Glutathione và vitamin C liều cao để làm giảm nồng độ thủy ngân trong máu;
  • Hỗ trợ điều trị xơ gan do rượu, xơ gan, viêm gan B, C, D và gan nhiễm mỡ: Cải thiện thể trạng của bệnh nhân và các chỉ số sinh hóa, giảm MDA và tổn thương tế bào gan;
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan tới rối loạn mạch ngoại vi, mạch vành và các rối loạn huyết học: Cải thiện huyết động của hệ tuần hoàn, giảm đau khi vận động cho bệnh nhân bị tắc động mạch chi dưới, cải thiện đáp ứng vận mạch với các thuốc giãn mạch vành ở người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành, cải thiện tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân lọc máu do suy thận mãn,...;
  • Hỗ trợ điều trị chảy máu dưới nhện, cải thiện triệu chứng;
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường không phụ thuộc insulin, giúp làm tăng nhạy cảm với insulin;
  • Hỗ trợ điều trị viêm tụy cấp, bảo tồn các chức năng của các cơ quan khỏi phản ứng viêm.
glutaone 600
Glutaone 600 là một loại thuốc thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Glutaone 600

2.1 Dùng theo đường truyền tĩnh mạch

Cách dùng thuốc truyền tĩnh mạch: Hoàn nguyên lọ thuốc bột 1200mg với 4ml nước cất pha tiêm. Sau đó pha loãng với ít nhất 20ml dung dịch tiêm truyền. Truyền tĩnh mạch trong 30 phút.

Cách dùng và liều dùng như sau:

  • Hỗ trợ làm giảm độc tính trên thần kinh của hóa trị và xạ trị ung thư:
    • Tiêm truyền tĩnh mạch chậm Glutathione trước khi tiến hành xạ trị 15 phút: Dùng liều 1200mg;
    • Tiêm truyền tĩnh mạch chậm Glutathione trong 15 phút trước hóa trị liệu: Dùng liều 1500 - 2400mg. Sau đó, lặp lại liều 900 - 1200mg sau ngày thứ 2 và thứ 5 của đợt hóa trị. Có thể dùng liều 1200mg lặp lại hàng tuần.
  • Hỗ trợ điều trị ngộ độc thủy ngân: Phối hợp các thuốc điều trị ngộ độc thủy ngân đặc hiệu với liều tiêm truyền Glutathione và vitamin C liều cao để giảm nồng độ thủy ngân trong máu. Liều dùng trong đợt cấp là 1200 - 1800mg/ngày. Liều duy trì 600mg/ngày cho tới khi hồi phục;
  • Hỗ trợ điều trị xơ gan do rượu hoặc xơ gan, viêm gan do virus B, C, C, gan nhiễm mỡ:
    • Hỗ trợ điều trị xơ gan do rượu: Dùng liều 600 - 1200mg/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm;
    • Hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm gan do virus B, C, D, gan nhiễm mỡ: Dùng liều 600 - 1200mg/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm tới khi hồi phục;
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan tới rối loạn mạch ngoại vi, mạch vành, các rối loạn huyết học:
    • Rối loạn mạch ngoại vi: Dùng liều 600mg/lần, 2 lần/ngày, dùng đường truyền tĩnh mạch;
    • Bệnh mạch vành: Truyền tĩnh mạch với liều 1200 - 3000mg hoặc truyền trực tiếp vào động mạch vành trái 300mg;
    • Người bệnh lọc máu do suy thận mãn: Tiêm truyền Glutathione với liều 1200mg/ngày cuối mỗi chu kỳ lọc máu để làm giảm liều erythropoietin đến 50%;
  • Hỗ trợ điều trị chảy máu dưới nhện: Truyền tĩnh mạch chậm với liều Glutathione 600mg ngay sau phẫu thuật, lặp lại liều trên sau mỗi 6 giờ trong khoảng 14 ngày (hoặc hơn);
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường không phụ thuộc insulin: Dùng liều 600 - 1200mg/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm trong 7 ngày, sau đó dùng 2 - 3 lần/tuần (mỗi lần 0,6g);
  • Hỗ trợ điều trị viêm tụy cấp: Dùng liều 600 - 1200mg/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm.

2.2 Dùng theo đường tiêm bắp

Cách dùng và liều dùng như sau:

Hỗ trợ điều trị vô sinh ở nam giới: Dùng liều 600 - 1200mg/ngày, tiêm bắp liên tục 2 tháng.

Lưu ý: Dung dịch sau khi pha tiêm ổn định trong khoảng 2 giờ ở nhiệt độ 25°C và khoảng 8 giờ ở nhiệt độ 0 - 5°C.

3. Tác dụng phụ của thuốc Glutaone 600

Một số ít các trường hợp sử dụng thuốc Glutaone 600 bị buồn nôn, nôn ói và đau đầu. Ngoài ra, thuốc có thể gây nổi mẩn da nhưng triệu chứng này sẽ hết khi ngừng thuốc. Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.

glutaone 600
Người bệnh nên thông báo với bác sĩ về tá dụng phụ của Glutaone 600

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Glutaone 600

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Glutaone 600 người bệnh cần nhớ:

  • Thuốc chống chỉ định với người bị quá mẫn cảm với Glutathione hoặc các thành phần của thuốc;
  • Khi được đưa vào cơ thể qua đường tiêm truyền tĩnh mạch, thuốc cần phải được hòa tan hoàn toàn trong nước pha tiêm, cho dung dịch trong suốt, không màu, tiêm chậm;
  • Không khuyên dùng thuốc Glutaone 600 cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú (dù các nghiên cứu thử nghiệm cho thấy không có bằng chứng về độc tính của thuốc lên phôi bào);
  • Các tác dụng phụ của thuốc có thể gây ảnh hưởng tới việc lái xe và vận hành máy móc nên người dùng thuốc cần đặc biệt lưu ý.

5. Tương tác thuốc Glutaone 600

Trong quá trình sử dụng thuốc Glutaone 600, nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc khác thì các thuốc có thể xảy ra tương tác, ảnh hưởng tới quá trình hấp thu, chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đối với cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc mình đang dùng để tránh xảy ra các trường hợp tương tác thuốc ngoài ý muốn.

Thuốc Glutaone 600 được sử dụng để trị liệu nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

24.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • anascorp
    Công dụng thuốc Anascorp

    Thuốc Anascorp được dùng như một loại thuốc giải độc cho những trường hợp bị bọ cạp đốt. Việc sử dụng thuốc càng sớm càng mang lại hiệu quả tối ưu. Để hiểu hơn về thuốc Anascorp hãy tham khảo ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • nafixone
    Công dụng thuốc Nafixone

    Nafixone thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc. Thành phần chủ yếu của Nafixone là Naloxone HCl 2H2O. Thuốc được dùng điều trị các trường hợp bị ức chế hô hấp. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để ...

    Đọc thêm
  • Digibind
    Tác dụng của thuốc Digibind

    Thuốc Digibind thường được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch để điều trị cho các trường hợp bị ngộ độc hay quá liều Digoxin. Thuốc cần được sử dụng dưới sự chỉ định và giám sát của bác sĩ, do ...

    Đọc thêm
  • thuốc DigiFab
    Tìm hiểu về thuốc DigiFab

    Thuốc DigiFab được chỉ định dùng trong những trường hợp bị ngộ độc do nuốt phải quá liều Digoxin gây nguy hiểm tới tính mạng. Sản phẩm được dùng theo đường truyền tĩnh mạch dưới sự tiến hành trực tiếp ...

    Đọc thêm
  • usarderon
    Công dụng thuốc Usarderon

    Usarderon thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc, có tác dụng điều trị các tình trạng bị dư thừa sắt trong cơ thể. Vậy cụ thể thuốc Usarderon là thuốc gì và được chỉ định dùng trong những trường ...

    Đọc thêm