Công dụng của thuốc Insulatard

Insulatard là một loại thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh đái tháo đường. Trong bài viết này, những thông tin đầy đủ và chi tiết hơn về thuốc Insulatard sẽ được cung cấp cho bạn đọc nhằm trang bị kiến thức đầy đủ khi điều trị đái tháo đường bằng thuốc.

1. Mô tả tổng quan về thuốc Insulatard

Thuốc Insulatard được bào chế ở dạng hỗn dịch Insulin có tác dụng vừa, chứa trong lọ với hàm lượng 10ml. Hỗn dịch Insulin trong Insulatard HM 10ml hiện nay là hỗn dịch insulin isophane (viết tắt là NPH). Thuốc được sản xuất từ nước Đan Mạch và là thuốc kê đơn, nghĩa là bạn chỉ có thể mua Insulatard khi có đơn thuốc chỉ định từ bác sĩ.

2. Thông tin dược lực học của thuốc Insulatard

Insulin có khả năng làm giảm bớt nồng độ glucose trong máu là nhờ quá trình hấp thụ glucose ngay sau khi gắn kết với thụ thể trên các tế bào cơ và mỡ một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, NPH sau khi vào cơ thể còn có khả năng ức chế sự sản xuất glucose tại gan.

3. Thông tin về dược động học của Insulatard

Insulatard với thành phần chính là NPH (Insulin isophane) sau khi đi vào cơ thể sẽ bắt đầu đi vào bán hủy trong vài phút. Vì thế, thời gian tác động của thuốc sẽ xác định trên đặc tính hấp thu của insulin isophane và được đánh giá trên các yếu tố khác như liều lượng tiêm Insulin vào cơ thể, đường tiêm, nơi tiêm... Đây là các yếu tố giúp giải thích sự khác biệt một cách đáng kể về hiệu quả thuốc giữa các bệnh nhân khác nhau hay trên cùng bệnh nhân nhưng ở thời gian điều trị khác nhau.

Sau khi tiêm dưới da thuốc Insulatard khoảng 1.5 tiếng, thuốc sẽ bắt đầu tác động đến nồng độ glucose trong máu và duy trì tác dụng của nó trong khoảng 4 tiếng đến 12 tiếng. Sau khi đi vào cơ thể, lượng insulin cung cấp bởi thuốc sẽ bắt đầu bị thoái biến bởi insulin protease hoặc protein disulfide isomerase. Sau một thời gian, một số vị trí thủy phân nằm trên phân tử insulin sẽ bị cắt đi và trở thành các chất chuyển hóa không hoạt động.

4. Thuốc Insulatard chỉ định và chống chỉ định khi nào?

Với khả năng cung cấp và làm tăng nồng độ insulin, qua đó giảm bớt nồng độ glucose trong máu, thuốc Insulatard được chỉ định cho đối tượng bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường. Vì vậy, thuốc sẽ không dành cho các đối tượng không bị bệnh tiểu đường. Đặc biệt, Insulatard cũng chống chỉ định với người xuất hiện phản ứng dị ứng với Insulin, đặc biệt là insulin isophane.

5. Quá liều Insulatard sẽ xảy ra hiện tượng gì?

Thực tế, không có liều lượng xác định để cho thấy bệnh nhân đang sử dụng quá liều thuốc Insulatard. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều Insulatard có thể dẫn đến sự phát triển của hạ đường huyết theo 2 giai đoạn liên tiếp như sau:

  • Giai đoạn nhẹ: ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ cảm thấy choáng váng và chóng mặt, có thể khắc phục bằng cách bổ sung glucose theo đường uống hay các loại thực phẩm có nhiều đường.
  • Giai đoạn nặng: lúc này, chứng hạ đường huyết có thể khiến bệnh nhân bất tỉnh. Để bổ sung glucose, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm bắp tay hoặc tiêm dưới da khoảng 0.5mg đến 1mg glucagon hoặc tiêm truyền tĩnh mạch glucose trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng tốt với glucagon sau 10 đến 15 phút tiêm.

6. Tác dụng phụ của thuốc Insulatard

Trong quá trình điều trị bằng Insulatard 10ml thuốc tiêm, một số tác dụng phụ không mong muốn có thể phát sinh trên bệnh nhân, bao gồm:

  • Phản ứng thường gặp nhất là triệu chứng hạ đường huyết, tuy nhiên tần suất cũng như mức độ của tác dụng phụ này có thể khác nhau tùy theo các nhóm bệnh nhân, độ tuổi, liều dùng Insulatard cũng như khả năng kiểm soát đường huyết thường ngày.
  • Khi bắt đầu điều trị với Insulatard, bệnh nhân có thể xảy ra các bất thường về khúc xạ, có triệu chứng phù nề và phản ứng ở vị trí tiêm như đau đỏ, viêm, sưng tím, ngứa... Tuy nhiên, các phản ứng này chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng cải thiện.
  • Một số tác dụng phụ hiếm gặp và ít gặp khác gồm bệnh võng mạc liên quan đến đái tháo đường, loạn dưỡng mỡ, vấn đề thần kinh ngoại biên...

7. Một số thận trọng cần nhớ khi điều trị đái tháo đường bằng thuốc Insulatard

Việc điều trị đái tháo đường bằng các liệu pháp Insulin nói chung và thuốc Insulatard nói riêng nếu như không duy trì liên tục hoặc không đủ liều có thể gây ra vấn đề tăng đường huyết, đặc biệt là đối với bệnh đái tháo đường tuýp 1. Các triệu chứng tăng đường huyết đầu tiên sẽ xuất hiện từ từ và kéo dài trong khoảng vài ngày đến vài giờ, bao gồm hiện tượng khát nước, buồn nôn và nôn nhiều, buồn ngủ, đi tiểu nhiều lần, khô miệng và khô da, ăn không ngon miệng, hơi thở có mùi của axeton... Đối với bệnh đái tháo đường tuýp 1, nếu như không điều trị chứng tăng đường huyết kịp thời, bệnh nhân có khả năng bị nhiễm toan ceton và thậm chí là tử vong.

Ngược lại, triệu chứng hạ đường huyết liên quan đến sự quá liều thuốc Insulatard dẫn đến quá liều Insulin so với nhu cầu bao gồm choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu cũng có thể xảy ra nếu như bạn lạm dụng thuốc quá mức. Bên cạnh đó, bỏ bữa hoặc tập thể dục một cách gắng sức cũng gây ra tình trạng này.

Đối với nhóm đối tượng đang hoạt động trong lĩnh vực vận hành máy móc hoặc tài xế... có sự yêu cầu cao trong khả năng tập trung cần lưu ý rằng: thuốc có thể gây ra sự suy giảm tập trung và khả năng phản ứng nếu như bạn ở trong trạng thái hạ đường huyết. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là hãy hạn chế tiêm liều thuốc trước khi làm việc.

Đối với phụ nữ mang thai, cả 2 vấn đề hạ đường huyết hay tăng đường huyết liên quan đến Insulatard đều có thể làm tăng nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi hay thậm chí làm thai chết lưu trong tử cung. Vì vậy, khuyến cáo cho những người phụ nữ đang mang thai, do ddos hãy kiểm soát nồng độ glucose máu xuyên suốt thai kỳ.

8. Một số tương tác liên quan đến thuốc Insulatard

Các loại Insulin nói chung khi kết hợp với thuốc Thiazolidinedione có khả năng gây suy tim sung huyết, phù cơ thể, tăng cân không nguyên nhân... Vì vậy, bạn cần tránh sử dụng Insulatard đồng thời với Thiazolidinedione. Ngoài ra, một số thuốc sau có thể làm giảm nhu cầu về insulin của cơ thể, dẫn đến khả năng quá liều Insulatard xảy ra nhiều hơn:

  • Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường theo đường uống.
  • Các chất ức chế đối với enzyme monoamine oxidase.
  • Các loại thuốc thuộc nhóm chẹn beta (thường không chọn lọc).
  • ACE - chất ức chế men chuyển Angiotensin.
  • Salicylate, các thuốc Steroid đồng hóa, Sulphonamide...

Ngoài ra, Insulatard cũng dễ bị thiếu liều (nghĩa là nhu cầu insulin của bệnh nhân tăng cao) khi sử dụng với các chất sau:

  • Thuốc tránh thai theo đường uống.
  • Thiazide, Glucocorticoide, hormone tăng trưởng, Danazol, chất có tác dụng tương tự như thần kinh giao cảm, hormone tuyến giáp.
  • Thuốc chẹn beta với khả năng che giấu biểu hiện của hạ đường huyết.

Có thể nói, thuốc Insulatard là một loại hỗn dịch tiêm dưới da được chỉ định đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Việc điều trị bằng Insulatard cũng yêu cầu nhiều lưu ý và thận trọng. Do ddos, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan