Công dụng của thuốc Nilkey

Nilkey thuốc biệt dược có thành phần chính là Fluoxetin, có tác dụng điều trị các vấn đề về tâm lý như: trầm cảm, hoảng sợ lo âu, chứng ăn uống vô độ và rối loạn xung lực cưỡng bức ám ảnh (OCD).

1. Thuốc Nilkey là thuốc gì?

Thuốc Nilkey thuộc nhóm thuốc chống trầm cảm 2 vòng, với thành phần chính là Fluoxetin 20mg và tá dược khác.

Thuốc Nilkey được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Nilkey

Thuốc Nilkey thường được dùng theo đường uống. Người bệnh có thể uống thuốc 1 lần/ngày (vào buổi sáng) hoặc 2 lần/ngày (sáng và chiều).

Gợi ý liều dùng thuốc với các trường hợp cụ thể:

Điều trị trầm cảm:

  • Liều bắt đầu thường là 20mg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng. Một số người có thể dùng liều thấp hơn (tức 5mg/ngày hoặc 20mg cách 2-3 ngày/lần);
  • Liều duy trì được điều chỉnh tùy theo đáp ứng lâm sàng của mỗi người. Thông thường chỉ sau 3-5 tuần mới đạt được hiệu quả điều trị đầy đủ, do vậy không nên tăng liều thường xuyên.

Điều trị hội chứng hoảng sợ:

  • Liều khởi đầu là 10mg/ngày, uống 1 lần vào buổi sáng. Sau 1 tuần dùng thuốc có thể tăng lên 20mg/ngày. Nếu không có dấu hiệu cải thiện sau một vài tuần điều trị có thể tăng liều Nilkey lên 60mg/ngày.

Điều trị chứng ăn vô độ:

  • Liều dùng ngay là 60mg/ngày, có thể uống thuốc 1 lần vào buổi sáng hoặc chia ra làm nhiều lần trong ngày.

Điều trị xung lực cưỡng bức ám ảnh:

  • Liều bắt đầu 20mg/ngày như trên. Nếu dùng liều trên 20mg phải chia làm 2 lần: sáng và chiều. Một số trường hợp có thể cần dùng đến liều 80mg/ngày, nhưng điều quan trọng là bao giờ cũng cần từ 3-5 tuần để thấy được kết quả điều trị;

*Lưu ý:

  • Với người cao tuổi và bệnh nhân suy gan, cần giảm liều ban đầu và giảm tốc độ tăng liều. Người cao tuổi thường dùng liều bắt đầu 10mg/ngày và không dùng quá 60mg/ngày;
  • Điều chỉnh liều cho bệnh nhân suy thận để tránh nguy cơ tích lũy Fluoxetin và chất chuyển hóa ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận;
  • Hiện chưa có thông tin xác định mức độ an toàn và hiệu quả lên trẻ em (<18 tuổi);
  • Khi quên liều cần uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu đã gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định và bỏ qua liều đã quên.

3. Tác dụng phụ của thuốc Nilkey

Trong quá trình điều trị, thuốc Nilkey có thể gây ra các phản ứng phụ như:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Mệt mỏi, chóng mặt, ra mồ hôi, suy giảm tình dục, không có khả năng xuất tinh (liệt dương), ngứa ngáy, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ, phát ban da, run rẩy;
  • Tác dụng phụ ít gặp: Khô miệng, nôn, mề đay, nhức đầu, co thắt phế quản (phản ứng dạng hen), bí tiểu, rối loạn tiêu hóa;
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Bệnh huyết thanh, động kinh, viêm mạch, phản ứng ngoại tháp, mạch nhanh, hội chứng Parkinson, rối loạn vận động, lupus ban đỏ, viêm gan,...;

Khi mới bắt đầu điều trị bằng thuốc Nilkey, các triệu chứng lo lắng, bồn chồn, khó ngủ có thể xuất hiện trong 10-20% số người điều trị. Phản ứng buồn nôn ban đầu và ảnh hưởng bởi liều có thể xuất hiện lên tới 10%.

Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào kể trên, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được tư vấn xử lý kịp thời.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Nilkey

Không được dùng thuốc Nilkey cho những trường hợp sau:

  • Tiền sử dị ứng với Fluoxetin hay bất cứ thành phần nào trong công thức;
  • Suy thận nặng có độ thanh thải creatinin <10ml/phút;
  • Đang sử dụng thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO). Cần uống cách nhau ít nhất 5 tuần;
  • Phụ nữ có con bú.

Thận trọng khi dùng thuốc Nilkey cho những trường hợp sau:

  • Trẻ em hoặc thiếu niên <18 tuổi vì dùng thuốc có liên quan đến hành vi tự tử (cố ý tự tử hoặc có ý muốn tự tử);
  • Thành phần Fluoxetin trong thuốc có thể gây hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường;
  • Fluoxetin có thể hạ thấp ngưỡng gây cơn động kinh nên đặc biệt thận trọng khi dùng cho người có tiền sử bệnh động kinh;
  • Hiện chưa có cơ sở về tính an toàn khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai, do vậy chỉ dùng khi thật sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ;
  • Thuốc Nilkey có thể làm giảm khả năng suy nghĩ, phán đoán, vận động và gây buồn ngủ. Do vậy cần thận trọng khi dùng cho những người hay lái xe và vận hành máy móc.

5. Tương tác thuốc Nilkey

Thuốc Nilkey có thể gây ra một số tương tác với các loại thuốc sau:

  • Chất ức chế MOA (Selegilin, Procarbazin, Furazolidon): tăng nguy cơ kích động, lú lẫn, tăng huyết áp, co giật, sốt cao, triệu chứng đường tiêu hóa;
  • Thuốc chuyển hóa nhờ enzym CYP P450 2D6 và có chỉ số điều trị hẹp (Vinblastin, Encainid, ...), thuốc chống trầm cảm 3 vòng: cần điều chỉnh liều của những thuốc này ngay cả khi chỉ sử dụng Fluoxetin 5 tuần trước đó;
  • Thuốc kích thích giải phóng Serotonin: Có khả năng gây ra hội chứng Serotonin như kích động, hôn mê, tiêu chảy,...
  • Maprotilin, Trazodon: Có thể khiến nồng độ trong huyết tương tăng lên nên cần giảm liều.
  • Thuốc Diazepam: Kéo dài thời gian bán hủy t1/2;
  • Điều trị sốc điện: Tăng nguy cơ có các cơn co giật kéo dài;
  • Thuốc liên kết với Protein nhiều như Digitalis, Digitoxin, thuốc chống đông máu, thuốc tác dụng thần kinh: Làm tăng nguy cơ tác dụng phụ;
  • Tăng nồng độ của Phenytoin dẫn đến nguy cơ ngộ độc.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, người bệnh nên báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chăm sóc sức khỏe đang dùng và các bệnh khác hiện mắc phải.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan