Công dụng của thuốc Praymed

Thuốc Praymed có thành phần chính là Ferric hydroxide polymaltose complex 357mg và Axit folic 0,5mg. Đây là thuốc bổ sung khoáng chất và vi chất dinh dưỡng cho nhiều đối tượng, trong đó có người già, phụ nữ mang thai, người lao động nặng và bệnh nhân hậu phẫu thuật...

1. Công dụng của thuốc Praymed

Với 2 thành phần chính là Ferric hydroxide polymaltose complex và Axit folic, thuốc Praymed có công dụng:

Những người nên dùng thuốc Praymed bao gồm:

  • Phụ nữ trong giai đoạn trước và sau khi sinh;
  • Trẻ em, thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, dậy thì;
  • Người già, người lao động nhiều;
  • Những người thường xuyên xanh xao, mệt mỏi và chán ăn;
  • Người đang trong giai đoạn hồi phục sức khỏe và sau phẫu thuật.

Đặc biệt trong thời kỳ mang thai, việc bổ sung axit folic và sắt rất quan trọng đến sự phát triển của thai nhi. Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi và tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở người mẹ.

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Praymed

Thuốc Praymed được dùng qua đường uống, dùng sau khi ăn với liều dùng gợi ý như sau:

  • Các trường hợp thiếu máu: Uống 1-2 viên/ ngày;
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, liều thông thường: Uống 1 viên/ ngày trong suốt thai kỳ cho đến hết 1 tháng sau sinh;
  • Trẻ em > 6 tuổi dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều thông thường 1 viên/ngày.

3. Tác dụng phụ của thuốc Praymed

Nhìn chung, thuốc Praymed được dung nạp tốt. Tuy nhiên trong một số trường hợp thuốc vẫn có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Đi ngoài phân đen;
  • Ngứa, nổi ban, phát ban, sốt (trường hợp hiếm gặp);
  • Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa;
  • Xanh xao, đau đầu.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Praymed

Chống chỉ định dùng thuốc Praymed cho các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc;
  • Bệnh nhân suy thận nặng, có u ác tính;
  • Mắc thiếu máu ác tính (thiếu máu tán huyết);
  • Mắc bệnh đa hồng cầu;
  • Bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (bệnh thừa sắt);
  • Bị nhiễm Hemosiderin;
  • Bệnh nhân có cơ địa dị ứng (hen suyễn, eczema) hay u ác tính;
  • Bệnh nhân hẹp thực quản, bệnh túi cùng đường tiêu hóa;
  • Trẻ em dưới 6 tuổi;
  • Người đang dùng các loại thuốc chứa sắt khác.

Dùng thuốc Praymed thận trọng cho các đối tượng sau:

  • Người lớn tuổi;
  • Người loét dạ dày, viêm loét ruột kết mạn tính và viêm hồi tràng.

5. Tương tác của thuốc Praymed

Một số lưu ý khi sử dụng đồng thời Praymed với các thuốc khác:

  • Thuốc tiêu hóa Sulfasalazine có thể làm giảm khả năng hấp thu của axit folic;
  • Các thuốc tránh thai đường uống có thể làm giảm chuyển hóa folate, gây giảm folate và vitamin B12 ở một mức độ nhất định;
  • Nếu dùng axit folic để bổ sung tình trạng thiếu folate do thuốc chống co giật gây ra thì nồng độ thuốc chống co giật trong máu có thể bị giảm;
  • Thuốc Cotrimoxazol làm giảm tác dụng điều trị thiếu máu hồng cầu khổng lồ của axit folic;
  • Nếu uống các thuốc kháng axit với nước chè, sữa có thể làm giảm hấp thu sắt;
  • Sắt có thể làm khả năng hấp thu các thuốc nhóm Cyclin (Tetracyclin, Doxycyclin), Methyldopa, Levodopa, thuốc kháng sinh nhóm Quinolon, hormone tuyến giáp và các muối kẽm.

Để đảm bảo an toàn, nên chủ động thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Praymed Tablet, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Praymed Tablet điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan