Công dụng thuốc Adretop

Adretop thuộc nhóm thuốc cấp cứu, được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu sốc phản vệ, ngừng tim đột ngột. Hãy cùng tìm hiểu về thông tin thuốc Adretop thông qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Adretop là thuốc gì?

Thuốc Adretop được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, có thành phần chính là Adrenalin hàm lượng 1mg/1ml.

Adrenalin là thuốc kích thích hệ adrenergic, cả receptor alpha và beta – adrenergic, nhưng tác dụng trên receptor beta mạnh hơn. Tác động của adrenalin trên các cơ quan như sau:

  • Trên hệ tuần hoàn: Adrenalin kích thích receptor beta 1 ở tim, làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng lưu lượng tim, do đó giúp tăng công năng và tăng mức tiêu thụ oxy của tim. Vì vậy, nếu dùng thuốc liều cao có thể gây rối loạn nhịp tim. Adrenalin còn gây co mạch như mạch ngoại vi, mạch phổi, mạch vành do kích thích thụ thể receptor alpha 1. Ngoài ra Adrenalin còn gây tăng huyết áp tâm thu, nhưng ít ảnh hưởng tới huyết áp tâm trương, từ đó chỉ gây tăng nhẹ huyết áp trung bình. Đặc biệt adrenalin còn gây hạ huyết áp do phản xạ.
  • Trên hệ hô hấp: adrenalin gây kích thích hô hấp nhẹ, giãn cơ trơn phế quản và giảm phù nề niêm mạc từ đó có tác dụng cắt cơn hen phế quản.
  • Trên hệ tiêu hoá: adrenalin làm giãn cơ trơn, giảm tiết dịch tiêu hoá.
  • Trên chuyển hóa: adrenalin làm giảm tiết hormon insulin, tăng tiết glucagon và tăng tốc độ phân huỷ glycogen ở gan dẫn đến tăng glucose máu. Ngoài ra còn làm tăng tổng hợp hormon tuyến yên (ACTH), tuyến tuỷ thượng thận (cortisol) và tăng chuyển hoá cơ bản lên 20 – 30%, tăng tiêu thụ oxy, tăng nồng độ cholesterol máu.
  • Trên hệ thần kinh trung ương: Ở liều điều trị, adrenalin ít ảnh hưởng đến thần kinh trung ương do ít đi qua hàng rào máu não. Nhưng ở liều cao thuốc có tác dụng kích thích gây hồi hộp, đánh trống ngực, bứt rứt, khó chịu, căng thẳng, run. Tác dụng kích thích thần kinh này xuất hiện đặc biệt rõ ở người bệnh Parkinson.
  • Trên mắt: adrenalin gây co cơ tia mống mắt, giãn đồng tử, chèn ép lên ống thông dịch nhãn cầu làm tăng nhãn áp.
  • Ngoài ra adrenalin còn làm giảm tiết nước mắt, nước bọt, dịch vị, dịch ruột.

2. Thuốc Adretop có công dụng gì?

Thuốc Adretop có thể sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Cấp cứu sốc phản vệ.
  • Cấp cứu ngừng tim (trừ trường hợp ngừng tim do rung tâm thất).
  • Hen phế quản (hiện nay ít sử dụng vì ưu tiên sử dụng nhóm kích thích chọn lọc receptor beta 2).
  • Sử dụng tại chỗ để cầm máu niêm mạc, điều trị viêm mống mắt, viêm mũi.
  • Phối hợp với thuốc tê giúp tăng tác dụng của thuốc tê.

3. Chống chỉ định của thuốc Adretop

Không sử dụng thuốc Adretop trong các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với Adrenalin
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch nặng, bệnh tăng huyết áp.
  • Xơ vữa động mạch
  • Ưu năng tuyến giáp.
  • Ngừng tim do rung tâm thất.
  • Đái tháo đường.
  • Tăng nhãn áp.
  • Bí tiểu do tắc nghẽn.

4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Adretop

Tùy từng tình trạng bệnh có thể sử dụng liều 1mg/lần, 2mg/24h, dùng đường tiêm dưới da hoặc truyền tĩnh mạch.

5. Tác dụng phụ của thuốc Adretop

Khi sử dụng thuốc Adretop có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:

  • Lo âu, hồi hộp, nhức đầu, loạn nhịp tim.
  • Trường hợp tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây phù phổi, xuất huyết não.

Khi sử dụng thuốc Adretop nếu người bệnh gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng hãy ngưng dùng thuốc và liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

6. Tương tác với thuốc Adretop

Khi sử dụng đồng thời Adrenalin với một số thuốc sau:

7. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Adretop

Khi sử dụng Adretop cần thận trọng trong các trường hợp sau: người già, trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người có tiền sử suy gan, suy thận, nhược cơ.

Ngoài những thông tin trên nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về thuốc Adretop, người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

41 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan