Công dụng thuốc Atidaf 250

Thuốc Atidaf 250 được chỉ định trong điều trị quá tải sắt mạn tính... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Atidaf qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Atidaf 250 có tác dụng gì?”

Thuốc Atidaf 250 chứa hoạt chất Deferasirox 250mg, bào chế dưới dạng viên nén phân tán được chỉ định trong những trường hợp sau đây:

  • Quá tải sắt mạn tính ở người bệnh bị Beta Thalassemia thể nặng do truyền máu thường xuyên hoặc trẻ em từ 2 – 5 tuổi chống chỉ định điều trị với Deferoxamine hoặc điều trị bằng Deferoxamine không đem lại hiệu quả;
  • Quá tải sắt mạn tính ở người bệnh bị chống chỉ định điều trị với Deferoxamine hoặc điều trị bằng Deferoxamine không hiệu quả;
  • Quá tải sắt mạn tính ở người bệnh mắc hội chứng Thalassemia không phụ thuộc truyền máu có ít nhất 5mg sắt/g trọng lượng khô của gan và Ferritin huyết thanh lớn hơn 300mcg/L.

2. Liều dùng của thuốc Atidaf 250

Atidaf 250 thuộc nhóm thuốc kê đơn, liều thuốc sử dụng được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng người bệnh. Một số khuyến cáo về liều thuốc Atidaf 250 như sau:

Người trưởng thành bị dư thừa sắt quá mức:

  • Liều khuyến cáo khởi đầu là 20mg/ kg/ lần/ ngày;
  • Liều thuốc duy trì khuyến cáo là 20 – 40mg/ kg/ ngày. Tối đa không quá 40mg/ kg/ ngày;
  • Điều trị người trưởng thành bị thiếu máu Thalassemia dùng liều khởi đầu 10mg/ kg/ ngày.

Trẻ em bị dư thừa sắt quá mức (trẻ em trên 2 tuổi):

  • Liều khuyến cáo khởi đầu là 20mg/ kg/lần/ngày;
  • Liều thuốc duy trì khuyến cáo là 20 – 40mg/ kg/ ngày. Tối đa không quá 40mg/ kg/ ngày;
  • Điều trị thiếu máu Thalassemia ở trẻ em dùng liều khởi đầu là 10mg/ kg/ ngày. Liều thuốc nên được tính toán gần nhất với liều viên nén nguyên vẹn.

Lưu ý liều thuốc Atidaf 250 ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng và thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Atidaf 250

Atidaf 250 thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

  • Đau đầu;
  • Táo bón, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu, đau bụng;
  • Ban ngứa, tăng transamina, protein niệu, tăng creatinin máu;
  • Bệnh lý ống thận ở trẻ em và thanh thiếu niệu bị bệnh beta – thalassemia và nồng độ ferritin huyết thanh nhỏ hơn 1500mcg/ L;
  • Viêm tụy cấp ở người bệnh trước đó có hoặc không có bệnh lý đường mật.

Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Atidaf 250 và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Atidaf 250

4.1. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Atidaf 250 trong những trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với Deferasirox hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Người bệnh bị chứng loạn sản tủy nguy cơ cao, bệnh ác tính được dự tính là không đem lại hiệu quả khi dùng liệu pháp thải;
  • Người bệnh suy thận có độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 40ml/phút hoặc SCr lớn hơn 2 lần giới hạn trên của mức bình thường;
  • Người bệnh có thể trạng cơ thể hoạt động kém;
  • Người mắc bệnh ác tính;
  • Người bệnh có tiểu cầu nhỏ hơn 50 x 109 /L.

4.2. Thận trọng khi sử dụng

  • Người bệnh điều trị bằng thuốc Atidaf 250 cần được theo dõi công thức máu, protein niệu, xét nghiệm thính giác và thị giác trước và định kỳ mỗi 12 tháng trong thời gian điều trị.
  • Trường hợp nghi ngờ có phản ứng da nặng cần ngưng sử dụng thuốc ngay và không được sử dụng lại sau đó.
  • Trường hợp người bệnh bị tăng Transaminase huyết thanh nặng, kéo dài cần thay đổi liều thuốc, tạm ngưng điều trị bằng Atidaf 250.
  • Khuyến cáo không sử dụng thuốc Atidaf ở người bệnh không dung nạp Galactose, kém hấp thu Glucose – Galactose, thiếu hụt Lactase trầm trọng.
  • Đối với phụ nữ đang mang thai: Thuốc Atidaf được xếp vào nhóm C theo phân loại ở phụ nữ đang mang thai. Vì vậy việc sử dụng thuốc ở đối tượng này cần được chỉ định và giám sát bởi bác sĩ dựa trên lợi ích và nguy cơ điều trị.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Điều trị bằng thuốc Atidaf ở phụ nữ đang cho con bú cần được chỉ định bởi bác sĩ dựa trên lợi ích và nguy cơ điều trị.

5. Tương tác thuốc

Thuốc Atidaf 250 có thể gây ra một số tương tác sau:

  • Chất cảm ứng mạnh UDP – Glucuronosyltransferase như Phenytoin, Rifampicin và Phenobarbital;
  • Thuốc kháng acid chứa nhôm;
  • Thuốc kháng viêm không steroid, Corticosteroid, thuốc chống đông, Bisphosphonat đường uống;
  • Thận trọng khi dùng phối hợp Atidaf với thuốc được chuyển hóa bởi enzym CYP3A4 như Simvastatin, Ciclosporin, thuốc tránh thai nhóm nội tiết tố, thuốc Repaglinide, tác nhân chuyển hóa qua CYP2C8 như Paclitaxel, Theophyline và tác nhân chuyển hóa bởi enzyme CYP1A2.

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của thuốc Atidaf 250. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Atidaf.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

664 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan