Công dụng thuốc Beatil

Thuốc Beatil là thuốc kê đơn, thường được khuyến cáo sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp. Công dụng thuốc Beatil chỉ phát huy hiệu quả khi người bệnh tuân thủ chặt chẽ về liều lượng, cách dùng của bác sĩ. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có những thông tin hữu ích về loại thuốc này.

1. Thuốc Beatil có tác dụng gì?

Thuốc Beatil bao gồm 2 hoạt chất chính là Perindopril và Amlodipin. Thuốc đạt hiệu quả trong điều trị thay thế trong tăng huyết áp vô căn và/hoặc bệnh dạng mạch vành ổn định ở bệnh nhân đã được kiểm soát đồng thời bằng perindopril và amlodipine ở hàm lượng tương tự.

Bên cạnh công dụng đã được chứng minh, thuốc Beatil không được phép kê đơn trong các trường hợp sau nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh. Cụ thể:

  • Người bệnh mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của Beatil
  • Phù mạch do di truyền hoặc tự phát.
  • Phụ nữ mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3
  • Người bị hạ huyết áp mạnh.
  • Trạng thái sốc, bao gồm cả sốc tim.
  • Tắc nghẽn dòng chảy từ tâm thất trái (ví dụ hẹp nhiều động mạch chủ).
  • Đau thắt ngực không ổn định.
  • Suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp (trong vòng 28 ngày đầu).

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Beatil

Beatil được dùng bằng đường uống. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm dùng thuốc sao cho hiệu quả nhất. Liều dùng của thuốc Beatil được điều chỉnh theo tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cụ thể, bệnh nhân có thể tham khảo liều dùng dưới đây:

  • Người lớn áp dụng liều dùng uống 1 viên/ngày.
  • Bệnh nhân suy thận và người già cần điều chỉnh liều lượng theo quy định của bác sĩ.
  • Bệnh nhân suy gan cần tham vấn ý kiến của bác sĩ về liều dùng thuốc Beatil.
  • Liều dùng thuốc Beatil cho trẻ em không được áp dụng.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Đã có báo cáo về tình trạng quá liều của thuốc Beatil. Theo đó, người bệnh có thể gặp phải tình trạng hạ huyết áp làm cảm thấy choáng váng hoặc uể oải khi bị quá liều thuốc. Theo chuyên gia, để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định về liều dùng của Beatil. Nếu xuất hiện các triệu chứng nên để người bệnh nằm ngửa và nâng cao chân.

3. Tác dụng phụ của thuốc Beatil

Mặc dù đã cân nhắc kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro mà thuốc Beatil mang lại. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có khả năng gặp phải các tác dụng phụ phổ biến như: nhức đầu, choáng váng, chóng mặt, cảm giác kiến bò và kim châm, buồn ngủ, rối loạn thị giác, ù tai, đánh trống ngực (nhịp tim quá nhanh), bừng đỏ (cảm giác nóng ở mặt)... Các dấu hiệu này thường không quá nghiêm trọng, chúng có thể tự biến mất trong thời gian ngắn.

Một số tác dụng phụ ít gặp hơn của thuốc Beatil như: rối loạn giấc ngủ, run, ngất (tạm mất ý thức), mất cảm giác đau, viêm mũi (ngạt mũi hay chảy nước mũi), thay đổi thói quen đại tiện, rụng tóc...

Rất hiếm khi người bệnh sử dụng Beatil mà gặp phải các phản ứng phụ sau: rối loạn tim mạch (nhịp tim không đều, đau thắt ngực, cơn đau tim và đột quỵ), viêm phổi tăng bạch cầu ưa eosin (loại viêm phổi hiếm gặp), ban đỏ đa dạng, tăng trương lực (tăng sự căng cơ bất thường), viêm mạch (viêm mạch máu da), phù nề lợi, tăng glucose-máu...

Trên đây không phải là tất cả các tác dụng phụ của thuốc Beatil. Nếu trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh gặp phải bất cứ dấu hiệu nào bất thường nghi ngờ do thuốc cần thông báo với bác sĩ.

4. Tương tác thuốc Beatil

Trong y tế, tương tác thuốc thường xuyên xảy ra do người bệnh vô tình kết hợp một hoặc một nhóm thuốc với nhau. Tình trạng này có thể làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc điều trị hoặc giảm hiệu quả. Để tránh tương tác thuốc, người bệnh cần thông báo đến bác sĩ các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Từ đó, bác sĩ sẽ quyết định kê đơn thuốc hay không? Một số thuốc/nhóm thuốc gây tương tác với thuốc Beatil như:

  • Lithium (dùng để chữa cơn hưng cảm và trầm cảm)
  • Estramustine (dùng để điều trị ung thư)
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali (spironolactone, triamterene), chất bổ sung kali hoặc các muối chứa kali.

Các loại thuốc sau đây cần thận trọng khi sử dụng kết hợp với thuốc Beatil. đó là:

  • Thuốc chống cao huyết áp
  • Thuốc chống viêm không steroid (vd: ibuprofen) để làm giảm đau hoặc liều cao aspirin
  • Thuốc chống đái tháo đường (như: insulin)
  • Thuốc chống rối loạn tâm thần như chống trầm cảm, lo âu, tâm thần phân liệt...
  • Thuốc ức chế miễn dịch (thuốc làm giảm cơ chế bảo vệ của cơ thể)
  • Thuốc Allopurinol (để điều trị bệnh gút)
  • Thuốc Procainamid (điều trị nhịp tim không đều)
  • Thuốc giãn mạch bao gồm nitrat (các chất làm giãn mạch máu)
  • Thuốc Heparin (thuốc chống đông máu)
  • Thuốc Ephedrine, noradrenaline hoặc adrenaline (dùng để điều trị bệnh hạ huyết áp, sốc hoặc cơn hen
  • Thuốc Baclofen hoặc dantrolence

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Beatil

  • Trong quá trình điều trị thuốc, nếu người bệnh xuất hiện các cơn đau thắt ngực, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc có nên tiếp tục sử dụng thuốc để đem lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
  • Ghi nhận trường hợp bị phù mạch ở mặt, tứ chi, môi, niêm mạc, lưỡi, thanh môn và/hoặc thanh quản.
  • Thuốc Beatil có khả năng làm gia tăng tình trạng tăng kali huyết thanh do chứa thành phần perindopril.
  • Cần thận trọng khi tăng liều trên bệnh nhân cao tuổi.
  • Beatil không gây tác động quá lớn đến người thường xuyên vận hành máy móc và lái xe. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên thận trọng trong quá trình điều trị bằng thuốc.
  • Phụ nữ mang thai, nhất là trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất không nên sử dụng thuốc này.
  • Chị em đang cho con bú không được khuyên dùng loại thuốc này. Nếu bắt buộc phải điều trị bằng Beatil thì cần ngừng cho con bú.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

763 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan