Công dụng thuốc Bolorate

Thuốc Bolorate có thành phần hoạt chất chính là Loratadin với hàm lượng 10mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc chống dị ứng và sử dụng trong các trường hợp quá mẫn. Loại thuốc này được chỉ định để điều trị những trường hợp bị dị ứng như viêm mũi dị ứng, hắt hơi, ngứa mũi và các phản ứng dị ứng trên da như nổi mề đay hay mẩn ngứa,...

1. Thuốc Bolorate là thuốc gì?

1.1. Thành phần và cách bào chế của thuốc Bolorate

Thuốc Bolorate có thành phần hoạt chất chính là Loratadin với hàm lượng 10mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc chống dị ứng và sử dụng trong các trường hợp quá mẫn. Loại thuốc này được chỉ định để điều trị những trường hợp bị dị ứng như viêm mũi dị ứng, hắt hơi, ngứa mũi và các phản ứng dị ứng trên da như nổi mề đay hay mẩn ngứa,...

Thuốc Bolorate bào chế dưới dạng viên nén, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Quy cách đóng gói là hộp thuốc gồm 3 vỉ và mỗi vỉ chứa 10 viên thuốc. Với hoạt chất là Loratadin mỗi viên nén Bolorate mang đầy đủ tất cả các tính chất hóa lý của chất này.

1.2. Dược lực học của hoạt chất Loratadin

Hoạt chất chính Loratadin là loại thuốc kháng Histamin thế hệ 2. So với nhóm thuốc thế hệ 1, thuốc Loratadin có nhiều ưu điểm vượt trội hơn đó là không tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương và thời gian duy trì tác dụng dài. Cơ chế tác dụng của hoạt chất này là tác động lên thụ thể H1 ngoại biên. Nhờ vậy, khi sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất Loratadin trong điều trị dị ứng rất hiệu quả.

1.3. Dược động học của hoạt chất Loratadin

Về mặt dược động học, sau khi sử dụng thuốc, hoạt chất Loratadin sẽ nhanh chóng được hấp thu và liên kết hầu hết với protein trong huyết tương. Thuốc được chuyển hóa tại gan thành nhiều sản phẩm trung gian vẫn còn mang hoạt tính và cuối cùng được thải trừ ra ngoài cơ thể qua phân và nước tiểu.

1.4. Tác dụng của hoạt chất Loratadin

Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu đối với thần kinh trung ương. Hoạt chất chính Loratadin còn có công dụng trong chống ngứa và nổi mề đay liên quan đến sử dụng hoạt chất Histamin. Tuy nhiên, hoạt chất Loratadin không có tác dụng bảo vệ hay trợ giúp lâm sàng đối với trường hợp giải phóng Histamin nặng, cụ thể như phản ứng phản vệ.

Hoạt chất Loratadin không có tác dụng an thần, ngược với tác dụng phụ là an thần của các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất.

2. Thuốc Bolorate điều trị bệnh gì?

2.1. Điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

  • Thuốc Bolorate được chỉ định trong những triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng bao gồm hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, cũng như ngứa mắt và rát mắt.
  • Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy dùng mỗi ngày sử dụng 1 liều thuốc Loratadine làm giảm những dấu hiệu triệu chứng viêm mũi theo mùa.
  • Thuốc Bolorate cũng được chỉ định trong các triệu chứng viêm mũi định kỳ và bệnh dị ứng phấn hoa hay sốt mùa cỏ khô.

2.2. Điều trị các dấu hiệu triệu chứng mề đay và dị ứng ngoài da

  • Thuốc Bolorate được chỉ định trong điều trị các triệu chứng dấu hiệu mề đay mãn tính.
  • Điều trị những rối loạn dị ứng ngoài da khác.
  • Điều trị chứng bệnh nổi vết vẽ trên da với lần đầu.
  • Thuốc bắt đầu có tác dụng sau khoảng 30 phút sau khi uống viên thuốc Bolorate 10mg và có hiệu quả duy trì trong suốt 24 giờ.

3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Bolorate

3.1. Liều lượng của thuốc Bolorate

Tùy từng trường hợp cụ thể mà liều dùng có thể khác nhau.

Liều điều trị tham khảo, cụ thể như sau:

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: dùng mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên thuốc.
  • Đối với trường hợp người bị bệnh suy gan thận: dùng mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1/2 viên thuốc hoặc 2 ngày 1 lần mỗi lần 1 viên thuốc.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc đối với trẻ em dưới 12 tuổi. Liều điều trị cần chú ý tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Cần lưu ý: Liều dùng của thuốc Bolorate như kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh khi có các triệu chứng của bệnh cần đến các trung tâm y tế để thăm khám. Sau quá trình chẩn đoán, bác sĩ điều trị sẽ xác định bệnh lý và đưa ra hướng điều trị và đơn thuốc hợp lý, cũng như chế độ dinh dưỡng hiệu quả.

3.2 Cách dùng thuốc Bolorate hiệu quả

  • Thuốc Bolorate bào chế dưới dạng viên nén, phù hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.
  • Uống cả viên thuốc với nước lọc, không nhai hay nghiền nát viên thuốc.
  • Uống thuốc Bolorate đúng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ điều trị đã kê đơn.

4. Trường hợp quá liều thuốc Bolorate

4.1. Dấu hiệu quá liều thuốc Bolorate

  • Dùng quá liều thuốc Bolorate có thể bị buồn ngủ, nhịp tim nhanh, và nhức đầu. Uống một lần liều 160mg thì không có các tác dụng ngoại ý. Trong trường hợp quá liều, bạn nên lập tức điều trị triệu chứng và điều trị nâng đỡ.

4.2. Xử trí khi quá liều thuốc Bolorate

  • Người dùng quá liều thuốc nên được gây nôn, mặc dù khi quá liều cũng có khả năng tự nôn mửa.
  • Phương pháp hay được sử dụng là gây nôn bằng siro ipeca. Tuy nhiên không nên gây nôn đối với những người bị giảm tri giác. Tác động của siro ipeca được hỗ trợ bởi các vận động cơ học và bằng cách cho uống với khoảng 240 đến 360 ml nước.
  • Nếu người sử dụng thuốc không nôn trong vòng 15 phút, nên cho dùng lại liều ipeca.
  • Dự phòng nguy cơ hít dịch nôn vào đường hô hấp, nhất là ở trẻ em. Sau khi ói, nên sử dụng than hoạt dạng pha sệt với nước để hấp thu dược phẩm còn sót lại trong bao tử.
  • Trong trường hợp gây nôn không thành công hoặc có chống chỉ định, nên tiến hành súc rửa dạ dày. Dung dịch được chọn để rửa dạ dày là nước muối sinh lý, nhất là đối với trẻ em. Đối với người lớn, có thể dùng nước; tuy nhiên phải tháo ra càng nhiều càng tốt, trước khi bơm rửa đợt khác. Nước muối tẩy rửa dẫn nước vào đường ruột bằng sự thẩm thấu, do đó nó còn có tác động pha loãng nhanh chóng các chất chứa trong ruột.
  • Hoạt chất Loratadin không thải được qua đường lọc máu ở bất kỳ mức độ nào, đồng thời cần tiếp tục theo dõi người bệnh sau khi điều trị cấp cứu.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Bolorate

Trong quá trình sử dụng thuốc Bolorate, người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn, cụ thể như gặp phản ứng dị ứng mẫn cảm, buồn nôn, nôn, đau nhức đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.

Nếu người sử dụng gặp phải các dấu hiệu triệu chứng như đã kể trên hay bất cứ biểu hiện bất thường nào khi uống thuốc thì cần thông báo với bác sĩ điều trị để được tư vấn giảm liều, ngừng sử dụng thuốc trong những trường hợp cần thiết.

Trên đây không phải bao gồm đầy đủ tất cả các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra đối với người sử dụng. Bạn cần chú ý chủ động thông báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn y tế về tác dụng ngoại ý khi sử dụng thuốc Bolorate.

6. Tương tác của thuốc Bolorate

Tương tác của thuốc Bolorate có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:

  • Khi dùng đồng thời với rượu, hoạt chất chính Loratadine không có tác dụng mạnh như đo được ở các nghiên cứu tâm thần vận động. Đối với các thử nghiệm lâm sàng được kiểm soát cho thấy, có sự gia tăng nồng độ hoạt chất Loratadin trong huyết tương sau khi sử dụng đồng thời với Ketoconazol, Erythromycin hoặc Cimetidine, nhưng không có sự thay đổi đáng kể (kể cả thay đổi trên điện tâm đồ). Nên thận trọng khi sử dụng cùng lúc thuốc Bolorate với các dược phẩm được biết có tác động ức chế chuyển hóa gan cho đến khi có kết quả nghiên cứu đầy đủ về khả năng tương tác thuốc.
  • Ảnh hưởng của thuốc Bolorate đến các kết quả xét nghiệm: Nên ngưng sử dụng viên thuốc có chứa thành phần hoạt chất Loratadin khoảng 48 giờ trước khi tiến hành các tiến trình thử nghiệm trên da. Nguyên nhân là do các thuốc kháng Histamin có thể làm mất hoặc giảm những dấu hiệu của các phản ứng dương tính ngoài da.
  • Các loại thuốc có thể tương tác với thuốc Bolorate: Tương tác của thuốc Bolorate có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Bạn cần chú ý chủ động liệt kê cho các bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ lâm sàng biết tất cả các loại thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, các sản phẩm thảo dược hay các loại thực phẩm chăm sóc sức khỏe mà bạn đang sử dụng để hạn chế tối đa những loại tương tác có thể gây ra ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe của người sử dụng.
  • Tương tác của thuốc Bolorate với thực phẩm, đồ uống: Khi sử dụng loại thuốc này với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hay tác dụng hiệp đồng với loại thuốc này. Bạn cần chủ động đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về cách sử dụng loại thuốc Bolorate cùng các loại thức ăn, thức uống có chứa cồn và thuốc lá.

7. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Bolorate

7.1. Chống chỉ định của thuốc Bolorate

  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc Bolorate với những người có cơ địa nhạy cảm hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Chống chỉ định đối với những người bị mắc một số bệnh lý kèm theo như suy gan, suy thận nặng.
  • Không sử dụng thuốc Bolorate đối với trẻ dưới 2 tuổi vì niêm mạc của trẻ còn mỏng nên có thể gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Không sử dụng thuốc Bolorate cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

7.2. Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Bolorate

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Bolorate trong những trường hợp sau đây:

  • Đối tượng sử dụng là trẻ em.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Bolorate.
  • Không được sử dụng quá liều vì có nguy cơ cao hơn gặp phải các tác dụng không mong muốn.
  • Tuyệt đối không quên liều thuốc Bolorate, vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Không tự ý ngưng sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị bệnh.
  • Không sử dụng thuốc Bolorate khi đã hết hạn sử dụng, thuốc có dấu hiệu bị hỏng như: vỡ nát, biến màu, ẩm mốc,...

7.2 Lưu ý sử dụng trên những đối tượng đặc biệt

  • Thận trọng lúc dùng: Những người bị bệnh suy gan trầm trọng nên dùng liều ban đầu thấp hơn do giảm thanh thải Loratadine. Liều khởi đầu đối với những người này là 5mg hay 5ml mỗi ngày hoặc 10mg hay 10ml mỗi 2 ngày.
  • Sử dụng thuốc Bolorate đối với trẻ em: Chưa khẳng định được tính an toàn và hiệu lực của hoạt chất Loratadin khi sử dụng đối với trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Sử dụng thuốc Bolorate đối với phụ nữ có thai: Hiện vẫn chưa khẳng định được tính an toàn khi sử dụng thuốc trong thời gian mang thai. Do đó, chỉ dùng khi nào lợi ích của thuốc Bolorate được thấy có lợi hơn những nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai.
  • Sử dụng thuốc đối với người đang cho con bú: Hoạt chất Loratadin được bài tiết qua sữa mẹ và tăng nguy cơ của thuốc kháng Histamin đối với trẻ sơ sinh và sinh non, nên hoặc phải ngưng cho con bú hoặc phải ngưng thuốc Bolorate trong thời gian cho con bú.

Bảo quản thuốc Bolorate ở những nơi khô ráo, ở nhiệt độ 15 – 30 độ C trong đồ bao gói kín, tránh ẩm và tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, cần phải bảo quản thuốc Bolorate tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi trong gia đình. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Bolorate khi đã hết hạn sử dụng., chảy nước, méo mó, hay có dấu hiệu bị biến đối chất. Bạn nên tham khảo các công ty bảo vệ môi trường để biết cách tiêu hủy thuốc. Tuyệt đối không được tự ý xả thuốc xuống bồn cầu hay đường ống dẫn nước.

Tóm lại, thuốc Bolorate có thành phần hoạt chất chính là dược chất Loratadin với hàm lượng 10mg. Thuốc Bolorate có công dụng trong điều trị dị ứng. Khi được bác sĩ chỉ định sử dụng, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị/ dược sĩ lâm sàng trước khi sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Bolorate để điều trị bệnh tại nhà, vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn đến sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

62 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan