Công dụng thuốc Bouleram 2g

Bouleram có hoạt chất chính là Cefotiam, một kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn như viêm xoang, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm âm nạo,...

1. Thuốc Bouleram là thuốc gì?

Thuốc Bouleram 2g có hoạt chất chính là Cefotiam, một kháng sinh bán tổng hợp nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có phổ tác dụng rộng đối với nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Cefotiam hexetil là một tiền dược, sau khi vào cơ thể Cefotiam hexetil được thủy phân để giải phóng ra Cefotiam có hoạt tính. Cơ chế tác dụng của Cefotiam là do ức chế tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn.

Phổ tác dụng của thuốc bao gồm các vi khuẩn ưa khí Gram dương như Staphylococcus nhạy cảm với meticilin, Streptococcus, vi khuẩn ưa khí Gram âm như Citrobacter koseri, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Klebsiella, Proteus vulgaris,Proteus mirabilis, Providencia và vi khuẩn kỵ khí (Fusobacterium, Peptostreptococcus, Prevotella).

2. Công dụng của thuốc Bouleram 2g

Thuốc Bouleram được chỉ định trong điều trị các bệnh lý sau:

Thuốc Bouleram chống chỉ định ở các đối tượng sau:

  • Người bệnh có tiền sử sốc phản vệ với Cefotiam.
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với các kháng sinh nhóm Beta lactam.

3. Liều lượng và cách dùng của thuốc Bouleram

Liều dùng:

  • Người lớn: Khuyến cáo tiêm tĩnh mạch 0,5 - 2g/ ngày, chia làm 2 - 4 lần
  • Trẻ em: Khuyến cáo tiêm tĩnh mạch 40 – 80mg/kg/ngày chia làm 3 - 4 lần.
  • Liều điều trị nhiễm trùng huyết ở người lớn có thể lên đến 4g/ngày. Liều điều trị nhiễm trùng nặng hoặc kéo dài ở trẻ em có thể tăng đến 160mg/kg/ ngày. Liều có thể được điều chỉnh tùy theo tuổi và triệu chứng của bệnh nhân.
  • Bệnh nhân suy thận: Những bệnh nhân suy thận cần phải giảm liều phù hợp với chức năng thận.

Cách dùng

Pha chế dung dịch tiêm:

  • Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan thuốc tiêm trong nước cất pha tiêm, dung dịch natri clorid đẳng trương và dung dịch glucose 5%.
  • Tiêm truyền: Hòa tan liều 0,25 – 2 g vào dung dịch tiêm truyền như dung dịch glucose, dung dịch natri clorid đẳng trương, sau đó tiêm truyền kéo dài hơn 30 phút đến 1 giờ.

4. Tác dụng không mong muốn

Bệnh nhân sử dụng thuốc Bouleram có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn bao gồm:

  • Phản ứng dị ứng ở da, rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Máu: Chủ yếu tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu trung tính thoáng qua.
  • Gan: Tăng AST, ALT, phosphatase kiềm và creatinin huyết.
  • Thận: Chức năng thận bị thay đổi, nhất là khi dùng cùng với Aminosid và thuốc lợi tiểu.
  • Phản ứng phản vệ, viêm tắc tĩnh mạch

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Bouleram

  • Phải ngừng dùng thuốc Bouleram khi thấy có dấu hiệu dị ứng. Nên hỏi kỹ về tiền sử dị ứng khi kê đơn kháng sinh Cephalosporin, vì 5 - 10% trường hợp có dị ứng chéo với Penicilin.
  • Rất hiếm xảy ra viêm đại tràng giả mạc khi dùng thuốc Bouleram. Nếu xảy ra, phải ngừng ngay thuốc và cho điều trị thích hợp.
  • Thuốc Bouleram có thể làm dương tính giả test Coombs hoặc khi tìm glucose trong nước tiểu bằng phương pháp dùng chất khử.
  • Phải thận trọng khi dùng thuốc Bouleram đối với người bệnh bị suy thận nặng.
  • Thời kỳ mang thai: Vì chưa có đủ dữ liệu lâm sàng, chỉ nên dùng thuốc Bouleram nếu thấy cần thiết.
  • Thời kỳ cho con bú: Thuốc Bouleram vào sữa ít, số lượng rất thấp so với liều điều trị. Do đó, bệnh nhân có thể cho bú khi dùng thuốc này. Tuy nhiên, phải ngừng cho bú hoặc ngừng thuốc Bouleram nếu thấy đứa trẻ bị tiêu chảy, nhiễm nấm Candida hoặc phát ban trên da.
  • Tương tác thuốc: Có nhiều trường hợp tác dụng của thuốc chống đông máu tăng khi dùng cùng với thuốc kháng sinh. Do đó nên thận trọng và theo dõi các chỉ số đông máu của bệnh nhân khi sử dụng thuốc Bouleram.

Trên đây là những thông tin tổng quan về thuốc Bouleram. Đây là thuốc kháng sinh kê đơn và cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà cần liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

238 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan