Công dụng thuốc Cabemus

Thuốc Cabemus được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch nhằm điều trị hiệu quả cho các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, xương khớp và tiêu hoá,... Trước và trong suốt quá trình điều trị bằng Cabemus, bệnh nhân cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ để sớm khắc phục bệnh.

1. Cabemus là thuốc gì?

Cabemus thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống vi rút, kháng nấm và kháng khuẩn hiệu quả. Thuốc Cabemus được sử dụng chủ yếu trong các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp, xương khớp, da, mô mềm và đường tiêu hoá,...

Hiện nay, thuốc Cabemus có nguồn gốc xuất xứ từ Nga và được lưu hành rộng rãi tại Việt Nam. Cabemus được bào chế dưới dạng bột pha tiêm và đóng gói theo quy cách hộp 1 lọ. Trong mỗi lọ thuốc Cabemus có chứa thành phần dược chất chính là Ceftriaxone sodium hàm lượng 1g cùng một số tá dược phụ trợ khác.

2. Thuốc Cabemus công dụng là gì?

2.1 Tác dụng của hoạt chất Ceftriaxone

Ceftriaxone trong thuốc Cabemus thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có hoạt tính phổ rộng và thường được dùng dưới dạng tiêm. Ceftriaxone có khả năng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, nhờ đó mang lại tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.

Ceftriaxone hoạt động dựa trên cơ chế liên kết với 1 hoặc nhiều protein gắn penicillin. Khi đó, hoạt chất này có thể ức chế xảy ra bước cuối cùng trong quá trình sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Tương tự như các cephalosporin thế hệ 3 khác (Ceftazidime, Cefotaxime,...), Ceftriaxone có hoạt tính đối với các chủng staphylococci kém hơn so với các cephalosporin thế hệ 1, tuy nhiên hoạt chất này lại có tác dụng rộng hơn trên các chủng vi khuẩn Gram âm.

Dưới đây là đặc tính dược động học của Ceftriaxone trong thuốc Cabemus:

  • Hấp thu: Khi dùng bằng đường tiêm, Ceftriaxone được hấp thu kém qua đường tiêu hoá.
  • Phân bố: Ceftriaxone được phân bố hầu hết các mô cũng như dịch trong cơ thể, có khả năng xâm nhập tốt vào dịch não tuỷ, đặc biệt là trường hợp viêm màng não. Ngoài ra, Ceftriaxone cũng vượt qua hàng rào nhau thai và đi vào đường sữa mẹ.
  • Chuyển hoá và thải trừ: Ceftriaxone được chuyển hoá chủ yếu ở gan và thải trừ qua thận.

2.2 Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Cabemus

Thuốc Cabemus được dùng theo chỉ định của bác sĩ cho các trường hợp nhiễm trùng dưới đây:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp.
  • Nhiễm trùng tai – mũi – họng.
  • Nhiễm trùng thận.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Viêm màng não mủ.
  • Điều trị dự phòng nhiễm trùng xương khớp, nhiễm trùng hậu phẫu, da, vết thương, mô mềm.
  • Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hoá, viêm túi mật, viêm đường mật hoặc viêm phúc mạc.

Tuy nhiên, cần tránh tự ý sử dụng thuốc Cabemus cho các trường hợp bệnh nhân dưới đây khi chưa có chỉ định của bác sĩ:

  • Chống chỉ định thuốc Cabemus cho bệnh nhân bị mẫn cảm hoặc có tiền sử phản vệ với Cephalosporin hay Penicillin.
  • Tránh dùng thuốc Cabemus dạng tiêm bắp cho người bị mẫn cảm với Lidocain.
  • Chống chỉ định dùng thuốc Cabemus cho trẻ sơ sinh có triệu chứng tăng bilirubin huyết, nhất là trẻ sinh non.
  • Không dùng thuốc Cabemus cho trẻ em đang sử dụng các chế phẩm chứa canxi.
  • Chống chỉ định dùng thuốc Cabemus cho thai phụ hoặc bà mẹ đang nuôi con bú.

3. Hướng dẫn cách sử dụng và liều dùng thuốc Cabemus

Thuốc Cabemus được dùng bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Cabemus sẽ được tiến hình tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch với tốc độ chậm trong vòng 2 – 4 phút. Dưới đây là liều lượng sử dụng thuốc Cabemus để điều trị các trường hợp nhiễm trùng:

  • Liều cho người lớn và bệnh nhi trên 12 tuổi: Tiêm liều từ 1 – 2g/ ngày, đối với trường hợp nặng có thể dùng 4g/ ngày.
  • Liều cho trẻ từ 15 ngày tuổi – 12 tuổi: Tiêm liều từ 20 – 80mg/ kg thể trọng / ngày.
  • Liều cho trẻ dưới 14 ngày tuổi: Dùng liều từ 20 – 50mg/ kg thể trọng/ ngày.
  • Liều điều trị viêm màng não: Dùng liều 100m / kg thể trọng / lần / ngày, dùng tối đa 4g.
  • Điều trị bệnh lậu: Tiêm bắp một liều duy nhất 250mg.
  • Liều dự phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu: Tiêm 30 – 90 phút trước khi mổ liều từ 1 – 2g.

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Cabemus, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tiêm hoặc điều chỉnh liều thuốc khác so với chỉ định.

4. Thuốc Cabemus gây ra các tác dụng phụ gì cho người dùng?

Bên cạnh các tác dụng điều trị và dự phòng nhiễm trùng, thuốc Cabemus cũng có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ bất lợi cho người bệnh trong quá trình sử dụng, bao gồm:

  • Các phản ứng thường gặp: Nổi ban, mẩn ngứa, phản ứng trên da hoặc tiêu chảy.
  • Các phản ứng ít gặp: Phù, viêm tĩnh mạch, sốt, giảm tiểu cầu, nổi mày đay, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, viêm phổi kẽ.
  • Các phản ứng hiếm gặp: Suy thận cấp, viêm đại tràng nặng, tăng sự phát triển của nấm men, tiểu ra máu, thiếu máu, choáng, chóng mặt, đau đầu, mất bạch cầu hạt, viêm đại tràng có màng giả, rối loạn đông máu, tiểu ra máu, ban đỏ đa dạng, tăng tạm thời các enzyme gan, tăng creatinin huyết thanh hoặc nhiễm nấm sinh dục.

Những tác dụng phụ trên có thể gây bất lợi cho quá trình điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân, thậm chí dẫn đến một số hệ lụy sức khoẻ khác nếu không khắc phục sớm. Vì vậy, khi xảy ra bất kỳ triệu chứng lạ thường nào trong thời gian sử dụng Cabemus, người bệnh cần báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp xử trí.

5. Những điều cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Cabemus

Trước khi bắt đầu điều trị bằng Cabemus, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:

  • Kiểm tra kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân với Penicillin, Cephalosporin và một số loại thuốc khác.
  • Có nguy cơ xảy ra phản ứng dị ứng chéo khi dùng thuốc Cabemus cho người bị dị ứng với Penicillin.
  • Thận trọng khi dùng Cabemus cho người bị suy giảm chức năng gan và thận. Tránh dùng quá 2g Ceftriaxone/ ngày cho những đối tượng bệnh nhân này.
  • Không điều trị với Cabemus quá 14 ngày và khi cơ thể bị mất nước do hoạt chất Ceftriaxone có khả năng kết tủa trong túi mật.
  • Trước khi điều trị bằng Cabemus cần tìm hiểu nguyên nhân gây thiếu máu bởi thuốc có nguy cơ dẫn đến tình trạng thiếu máu huyết tán nghiêm trọng gây tử vong.
  • Dùng thuốc Cabemus cho bệnh nhi có thể gây ra các triệu chứng của sỏi niệu, suy thận cấp sau thận hoặc tắc nghẽn niệu quản.
  • Nếu xảy ra co giật cần ngừng dùng Cabemus ngay và thực hiện các biện pháp chống co giật.
  • Nếu xảy ra tiêu chảy trong hoặc sau khi điều trị bằng Cabemus, bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc.
  • Gây kết quả dương tính giả khi thực hiện xét nghiệm Coombs ở những bệnh nhân điều trị bằng Cabemus.
  • Trong trường hợp quá liều Cabemus có thể áp dụng các biện pháp xử trí những triệu chứng.
  • Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc Cabemus nhằm tránh tiêm thuốc đã quá hạn.
  • Nếu bột thuốc Cabemus có dấu hiệu đổi màu hoặc lẫn các tạp chất, bệnh nhân cần ngừng sử dụng và loại bỏ thuốc theo đúng hướng dẫn.
  • Thuốc Cabemus có thể tương tác với thuốc lợi tiểu khi dùng cùng lúc với nhau.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Cabemus, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Cabemus là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

91 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan