Công dụng thuốc Dasutam

Dasutam là sản phẩm kết hợp giữa Terbutaline và Guaifenesin nên được chỉ định điều trị các bệnh lý có co thắt đường hô hấp như hen hoặc COPD. Vậy bệnh nhân cần sử dụng Dasutam với liều lượng như thế nào?

1. Dasutam thuốc biệt dược là gì?

Thuốc Dasutam được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung Ương, bào chế dạng siro dùng đường uống và đóng gói mỗi hộp 1 chai thể tích 75ml.

Thành phần trong mỗi chai thuốc Dasutam bao gồm những thành phần sau:

  • Terbutalin sulfat hàm lượng 22.5mg;
  • Guaifenesin hàm lượng 997.5mg;
  • Một số tá dược hàm lượng vừa đủ 1 chai 75ml.

2. Tác dụng của thuốc Dasutam

Tác dụng của Dasutam là tổng hợp tác dụng các thành phần chính có trong thuốc, cụ thể như sau:

  • Terbutalin sulfat: Hoạt chất này kích thích thụ thể beta của hệ thần kinh giao cảm, từ đó gây giãn cơ trơn phế quản và giãn mạch ngoại vi. Qua đó, Terbutaline sẽ làm giảm sức cản đường hô hấp nên giúp tăng thể tích thở ra gắng sức trong 1 giây của người bệnh;
  • Guaifenesin: Kích thích đường hô hấp tăng tiết tiết dịch để làm loãng đờm.

Với những tác dụng trên của 2 hoạt chất Terbutaline và Guaifenesin nên thuốc Dasutam được chỉ định trong những trường hợp sau:

3. Hướng dẫn cách dùng, liều dùng thuốc Dasutam

Cách sử dụng thuốc Dasutam:

  • Bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất để hiệu quả đạt được cao nhất;
  • Dasutam bào chế dạng siro dùng đường uống;
  • Bệnh nhân nên sử dụng ống tiêm để nhận được liều dùng Dasutam chính xác nhất và có thể uống bất cứ thời điểm nào trong ngày, vì tác dụng của Dasutam không phụ thuộc vào bữa ăn.

Liều dùng khuyến cáo của Dasutam như sau:

  • Bệnh nhân cần tuân liều lượng theo chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ;
  • Dasutam cần sử dụng 2-3 lần mỗi ngày;
  • Người lớn và trẻ em trên 15 tuổi: Mỗi lần uống 10-15ml siro Dasutam;
  • Trẻ em dưới 3 tuổi: Mỗi lần uống 2.5ml siro Dasutam;
  • Trẻ em 3-6 tuổi: Mỗi lần uống 2.5-5ml siro Dasutam;
  • Trẻ em 7-15 tuổi: Mỗi lần uống 5-10ml siro Dasutam.

Cách xử trí khi quên liều thuốc Dasutam: Bệnh nhân hãy uống bù liều Dasutam đã quên ngay khi nhớ ra.Tuy nhiên hãy bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo.

Quá liều Dasutam và cách xử trí:

  • Triệu chứng quá liều Dasutam bao gồm đau đầu, cảm giác lo âu, run, vọp bẻ, hồi hộp hoặc rối loạn nhịp tim. Một số bệnh nhân dùng quá liều Dasutam có thể bị tụt huyết áp do giãn mạch quá mức;
  • Kết quả xét nghiệm đôi khi có tình trạng tăng đường huyết và nhiễm acid lactic máu. Các chất chủ vận thụ thể beta-2 giao cảm có thể gây hạ kali huyết do tái phân bố kali nhưng đa phần không cần phải điều trị;
  • Xử trí quá liều Dasutam: Những trường hợp từ nhẹ đến trung bình nên giảm liều Dasutam, sau đó tăng liều chậm hơn nếu chưa đạt hiệu quả chống co thắt. Trường hợp nặng cần tiến hành rửa dạ dày hoặc cho bệnh nhân uống than hoạt tính. Lưu ý cần xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng cân bằng kiềm toan, đường huyết và nồng độ chất điện giải;
  • Các trường hợp quá liều Dasutam cần được theo dõi tần số nhịp tim và huyết áp liên tục, đồng thời phải điều chỉnh các thay đổi về chuyển hóa kịp thời trước khi có biến chứng;
  • Các trường hợp quá liều Dasutam và bị loạn nhịp tim nên sử dụng thuốc ức chế thụ thể beta chọn lọc trên tim (như metoprolol).

4. Chống chỉ định của thuốc Dasutam

Không chỉ định thuốc Dasutam cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với Terbutaline, Guaifenesin hay bất cứ thành phần nào có trong công thức. Đồng thời chống chỉ sử dụng siro Dasutam ở người bệnh dị ứng với các thuốc giống thần kinh giao cảm khác.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Disutam

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Dasutam bao gồm:

  • Thường gặp:
    • Tăng nhịp tim, cảm giác hồi hộp, trống ngực;
    • Thay đổi huyết áp;
    • Chóng mặt, run cơ;
    • Kích động thần kinh;
  • Ít gặp:
    • Buồn nôn, nôn ói;
    • Bồn chồn, khó ngủ, hoặc ngủ lịm, ngủ gà;
    • Đau đầu, nóng bừng mặt;
    • Vã mồ hôi, tức ngực;
    • Ù tai, co cơ;
  • Hiếm gặp:

Nếu trong quá trình sử dụng thuốc Dasutam xuất hiện bất cứ tác dụng ngoại ý nào, người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ thích hợp.

6. Tương tác thuốc của Disutam

Các thuốc sau đây cần được chú ý khi dùng phối hợp với Dasutam, bao gồm:

  • Các hoạt chất kích thích thần kinh giao cảm: Khi phối hợp Dasutam có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai biến tim mạch;
  • Chống chỉ định sử dụng Dasutam đồng thời với các dẫn chất của theophylin;
  • IMAO, thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm tăng tác dụng phụ trên tim mạch của Dasutam;
  • Halothan: Gây đờ tử cung, nguy cơ xuất huyết, nguy cơ rối loạn nhịp thất nặng khi dùng đồng thời với Dasutam.

Để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa các tương tác bất lợi, bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ thông tin về tất cả các loại thuốc đang dùng trước khi điều trị bằng thuốc Dasutam.

7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Dasutam

Thận trọng khi chỉ định Dasutam cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân đái tháo đường;
  • Cường chức năng tuyến giáp;
  • Tiền sử bệnh tim mạch, bao gồm thiếu máu cục bộ cơ tim và loạn nhịp tim;
  • Tiền sử co giật;
  • Huyết áp cao.

Để điều trị cơn hen phế quản, các nghiên cứu đã có đủ thời gian và chứng cứ để có thể kết luận là Terbutaline dạng hít, uống, hoặc tiêm dưới da đều không gây hại cho phụ nữ mang thai.

Khi sử dụng trong thai kỳ, thuốc Dasutam thường làm cho nhịp tim thai nhanh, song song với nhịp tim của mẹ. Nhưng khi sinh ra rất ít trường hợp trẻ sơ sinh có nhịp tim nhanh, đồng thời chỉ số đường huyết cũng rất ít bị rối loạn. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc Dasutam trong giai đoạn chuyển dạ thì cần phải chú ý đến tác dụng giãn mạch ngoại biên của thuốc giống thần kinh giao cảm beta-2, vì có thể gây đờ tử cung.

Terbutaline bài tiết vào sữa mẹ, nhưng thường với số lượng ít và không đủ gây hại cho trẻ bú mẹ. Tuy nhiên vẫn cần dùng thuốc Dasutam thận trọng và cân nhắc giữa lợi ích điều trị cho mẹ và tác hại cho con. Nếu bà mẹ muốn dùng thuốc Dasutam mà không ảnh hưởng đến con thì nên ngừng cho con bú.

Thuốc Dasutam không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc nên khuyến cáo có thể sử dụng trên các đối tượng này.

Điều kiện bảo quản thuốc Dasutam:

  • Cần bảo quản Dasutam ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C;
  • Tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và phải để Dasutam xa tầm tay của trẻ em;
  • Khi thuốc hết hạn sử dụng hoặc bệnh nhân không còn dùng thì nên loại bỏ đúng biện pháp khuyến cáo của nhà sản xuất.

Dasutam là sản phẩm kết hợp giữa Terbutaline và Guaifenesin nên được chỉ định điều trị các bệnh lý có co thắt đường hô hấp như hen hoặc COPD. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan