Công dụng thuốc Eptifibatide

Eptifibatide chứa thành phần chính là Eptifibatide với hàm lượng 0,75mg/1ml - một chất ức chế kết tập tiểu cầu, thuộc phân nhóm giống RGD (Arginine Glycine - Aspartate). Thuốc được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng bệnh mạch vành cấp tính hoặc thực hiện thủ thuật can thiệp mạch vành qua da (PCI).

1. Eptifibatide là thuốc gì?

Eptifibatide chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Thuốc là một sản phẩm của Công ty Gland Pharma Ltd (Ấn Độ) và được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền vô khuẩn (hộp 1 chai 10ml).

Mỗi ml thuốc Eptifibatide chứa 0,75mg Eptifibatide và một số tá dược khác vừa đủ bao gồm: Citric acid monohydrat, natri hydroxid và nước cất pha tiêm.

2. Eptifibatide công dụng là gì?

Thuốc được sử dụng với 2 mục đích chính như sau:

Eptifibatide là một heptapeptide mạch vòng tổng hợp có chứa 6 acid amin, bao gồm một cysteine amide và một gốc mercaptopropionyl (desamino cysteinyl), chất ức chế kết tập tiểu cầu thuộc nhóm RDG.

Eptifibatide có cơ chế tác dụng thông qua ức chế thuận nghịch sự kết tập tiểu cầu bằng cách ngăn cản sự tạo thành fibrinogen, yếu tố Von Willebrand và các chất kết dính khác trên thụ thể glycoprotein (GP) IIb/IIIa.

Thời gian bán thải của thuốc trong huyết tương khoảng 2,5 giờ.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Eptifibatide

Thuốc Eptifibatide chỉ được sử dụng khi có y lệnh của bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và thực hiện trong bệnh viện, tuyệt đối không tự ý dùng. Khuyến cáo sử dụng Eptifibatide cho những bệnh nhân người lớn (≥ 18 tuổi) và dùng kèm với Acid Acetylsalicylic, Heparin không phân đoạn (UFH).

Eptifibatide có thể được pha truyền cùng với dung dịch NaCl 0,9% hoặc NaCl 0,9%/Dextrose 5%.

Liều dùng như sau:

  • Đau thắt ngực không ổn định/ nhồi máu cơ tim không sóng Q: Sau khi được chẩn đoán, một liều tiêm nhanh tĩnh mạch 180μg/kg, tiêm truyền liên tục 2μg/kg đến 72 giờ, cho đến khi được phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG) hay xuất viện. Nếu thực hiện PCI trong quá trình điều trị thuốc, tiếp tục tiêm truyền 20-24 giờ sau thủ thuật, tổng thời gian tiêm truyền tối đa là 96 giờ.
  • Thực hiện thủ thuật PCI: Tiêm nhanh tĩnh mạch 180μg/kg, được chỉ định ngay lập tức trước khi thực hiện thủ thuật, sau đó tiêm truyền liên tục 2μg/kg/phút và liều thứ hai 180μg/kg 10 phút sau liều đầu tiên. Duy trì cho đến khi xuất viện hay thời gian tiêm truyền lên tới 18-24 giờ. Nên tiêm truyền với thời gian tối thiểu là 12 giờ.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi: Không khuyến cáo sử dụng do thiếu các dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Không nên sử dụng trừ khi thật sự cần thiết.
  • Bệnh nhân cần cấp cứu hoặc phẫu thuật khẩn cấp trong quá trình điều trị bằng thuốc Eptifibatide: Ngừng truyền thuốc ngay lập tức.
  • Bệnh nhân cần phẫu thuật bán cấp: Ngừng truyền thuốc và chờ trong một khoảng thời gian thích hợp cho chức năng tiểu cầu trở lại mức bình thường.

Không sử dụng thuốc Eptifibatide nếu bệnh nhân thuộc một trong những chống chỉ định sau:

  • Quá mẫn với Eptifibatide hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Xuất huyết dạ dày - ruột, tiểu máu, hay các chảy máu bất thường khác trong vòng 30 ngày trước khi điều trị.
  • Đột quỵ trong vòng 30 ngày hay bất cứ tiền sử nào có đột quỵ xuất huyết.
  • Tiền sử bệnh nội sọ.
  • Phẫu thuật hoặc chấn thương nặng trong vòng 6 tuần.
  • Tiền sử thuộc tạng dễ chảy máu.
  • Giảm tiểu cầu < 100.000/mm3.
  • Tăng huyết áp nặng không thể kiểm soát.
  • Thời gian prothrombin > 1,2 lần, hay tỉ luận chuẩn hóa Quốc tế (INR) ≥ 2.0.
  • Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút) hoặc chạy thận nhân tạo.
  • Suy gan nặng.
  • Đang dùng đồng thời hay có kế hoạch dùng chung với các chất đối kháng GP IIb/IIIa khác.

Cần thận trọng trên những bệnh nhân suy thận do thuốc bài tiết qua thận chiếm 50% độ thanh thải của cơ thể. Do đó, đối với trường hợp suy thận trung bình và nặng (độ thanh thải creatinin < 50ml/phút), độ thanh thải Eptifibatide giảm khoảng 50%, nồng độ huyết tương tăng gấp đôi. Trên đối tượng này, sau khi tiêm nhanh liều đầu, lập tức tiêm truyền liên tục 1μg/kg/phút.

Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân thực hiện CABG, nên ngừng tiêm truyền Eptifibatide trước khi phẫu thuật.

Hiện tại, kinh nghiệm điều trị trên bệnh nhân suy gan rất hạn chế, do đó cần thận trọng trên những đối tượng suy gan có rối loạn đông máu.

Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc trên bệnh nhân chảy máu, nên có chế độ theo dõi chặt chẽ. Đặc biệt là những nơi có nguy cơ xuất huyết như: Vị trí chèn ống thông đường tiểu, động mạch, tĩnh mạch hay các vị trí kim tiêm, đường dạ dày - ruột, đường sinh dục - niệu, hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, màng bụng cần phải được quan sát cẩn thận.

Bên cạnh đó, trước khi tiêm truyền thuốc Eptifibatide, khuyến cáo kiểm tra các cận lâm sàng sau để kịp thời phát hiện các bất thường về đông máu:

  • Thời gian prothrombin (PT).
  • aPTT.
  • Creatinin huyết thanh.
  • Số lượng tiểu cầu.
  • Haemoglobin hay Haematocrit.

Khi quá liều Eptifibatide có thể gây ra chảy máu. Khi đó cần ngưng truyền thuốc.

4. Tương tác thuốc

  • Eptifibatide không làm gia tăng nguy cơ chảy máu thể nặng và nhẹ khi dùng đồng thời với Warfarin và Dipyridamole.
  • Dữ liệu vẫn còn hạn chế về việc làm tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng kèm với các chất làm tan huyết khác.
  • Cần tránh điều trị Eptifibatide đồng thời với các thuốc ức chế thụ thể tiểu cầu GP IIb/IIIa khác.
  • Thuốc Eptifibatide không tương thích với Furosemide.

5. Tác dụng phụ của thuốc Eptifibatide

Các tác dụng không mong muốn có thể gặp của thuốc Eptifibatide bao gồm:

  • Chảy máu cơ tim.
  • Tiểu máu.
  • Ho ra máu.
  • Mất máu.
  • Xuất huyết nội sọ.
  • Ngưng tim.
  • Rung thất
  • Độc tính khác trên tim, đặc biệt trên bệnh nhân có bệnh sử trước đó: Rung tâm nhĩ, nhịp nhanh thất, block truyền nhĩ thất,...
  • Hiếm gặp xuất huyết dẫn đến tử vong.

Bài viết đã cung cấp thông tin Eptifibatide công dụng là gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Eptifibatide theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

220 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan