Công dụng thuốc Fabalofen

Fabalofen có thành phần chủ yếu là Loxoprofen (dưới dạng Loxoprofen natri) 60mg cùng với các loại tá dược khác. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về công dụng, liều dùng và các tác dụng phụ khi sử dụng Fabalofen.

1. Thuốc fabalofen là thuốc gì?

Fabalofen có thành phần chủ yếu là Loxoprofen (dưới dạng Loxoprofen natri) 60mg, một chất ức chế không chọn lọc các enzym cyclooxygenase và là nguyên nhân hình thành các chất trung gian gây đau, sốt, viêm có hoạt tính sinh học khác nhau, bao gồm prostaglandin, prostacyclin, thromboxane và axit arachidonic.

Fabalofen có tác dụng giảm đau mạnh, kháng viêm và hạ sốt, được chỉ định trong các trường hợp sau:

2. Chống chỉ định của thuốc Fabalofen

Chống chỉ định dùng Fabalofen trong những trường hợp sau:

3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Fabalofen

Cách sử dụng thuốc Fabalofen

Fabalofen được bào chế dưới dạng viên nén, hàm lượng mỗi viên 60mg, dùng đường uống.

Trước khi uống người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên tờ in trong hộp thuốc và nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, dược sĩ để nắm rõ thông tin về thuốc.

Khi uống, nuốt cả viên, không tự nghiền vụn thuốc. Uống thuốc ngay sau bữa ăn hoặc sau bữa ăn 1 giờ để tránh kích thích gây đau dạ dày.

Liều dùng thuốc Fabalofen:

  • Viêm đường hô hấp trên cấp tính: 60mg/lần, uống 2 lần một ngày. Liều tối đa là 180mg/ngày.
  • Người bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm xương - khớp, đau lưng dưới, viêm quanh khớp vai, hội chứng cổ - vai - cánh tay, đau răng: 60mg/lần, uống 3 lần một ngày.
  • Người bệnh sau phẫu thuật, sau chấn thương, sau nhổ răng: 60mg/lần, uống 3 lần một ngày.
  • Trường hợp đau cấp tính: Uống liều đơn: 60 – 120mg/lần.
  • Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều thuốc.

4. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng Fabalofen

Người bệnh có thể gặp tác dụng phụ dưới đây khi dùng Fabalofen:

  • Toàn thân: Phản ứng phản vệ (mày đay, ngứa, phù mặt, phù thanh quản, khó thở, tụt huyết áp...).
  • Máu: Thiếu máu tan máu, giảm bạch cầu và tiểu cầu.
  • Trên da: Phát ban, eczema, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử nhiễm độc biểu bì (hội chứng Lyell).
  • Hệ thận-tiết niệu: Suy thận cấp, hội chứng thận hưviêm thận mô kẽ.
  • Hệ tim mạch: Đánh trống ngực, suy tim xung huyết.
  • Hệ tiêu hóa: Đầy bụng, đau thượng vị, viêm sưng miệng, xuất huyết dạ dày, ruột non và/ hoặc đại tràng.
  • Hệ hô hấp: Cơn hen cấp, viêm phổi kẽ.

Trong trường hợp người bệnh gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào đã được liệt kê hoặc chưa được liệt kê trên đây, cần lập tức dừng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn xử trí.

5. Thận trọng khi dùng Fabalofen

Người bệnh sử dụng Fabalofen cần lưu ý những thông tin dưới đây:

  • Khi sử dụng Fabalofe kéo dài để điều trị các bệnh viêm xương khớp mạn tính, người bệnh cần định kỳ xét nghiệm chức năng gan và thận, xét nghiệm men tim, siêu âm tim.
  • Giám sát chặt chẽ triệu chứng của bệnh nhân trong thời gian điều trị để phát hiện sớm những tác dụng không mong muốn của thuốc (phản ứng phản vệ, dấu hiệu sớm của xuất huyết tiêu hóa,...).
  • Trong trường hợp người bệnh có bội nhiễm, cần sử dụng phối hợp kháng sinh thích hợp để trị liệu. Không dùng đơn trị liệu Fabalofen.
  • Không dùng đồng thời Fabalofen với các thuốc kháng viêm giảm đau NSAIDS cùng nhóm khác.
  • Người bệnh có nguy cơ xuất hiện huyết khối tim mạch: Dùng Fabalofen có thể làm tăng nguy cơ nhiều hơn, dẫn tới nhồi máu cơ tim và đột quỵ, thậm chí là tử vong. Triệu chứng có thể xuất hiện sớm trong những tuần đầu sử dụng thuốc, nguy cơ tăng dần lên khi thời gian sử dụng càng kéo dài và nguy cơ xuất hiện huyết khối tim mạch này chủ yếu gặp phải ở bệnh nhân dùng liều cao, trong thời gian dài.
  • Fabalofen có thể gây ổ loét mới hoặc loét tái phát trên hệ tiêu hoá (ví dụ loét dạ dày – tá tràng, viêm loét ruột kết, bệnh Crohn...). Vì vậy, bệnh nhân có tiền sử loét tiêu hóa nhưng bắt buộc phải dùng Fabalofen để điều trị thì nên phối hợp với các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như Misoprostol, ức chế bơm proton để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ.
  • Thận trọng sử dụng Fabalofen ở bệnh nhân có tiền sử bất thường huyết học vì có thể gặp phải tác dụng phụ như thiếu máu tán huyết.
  • Thận trọng khi kê đơn cho bệnh nhân đang bị hoặc có tiền sử rối suy gan, suy thận vì có thể xảy ra sự gia tăng hoặc tái phát tình trạng tăng men gan, protein niệu, mức độ suy thận hoặc kali máu...
  • Fabalofen có thể gây co thắt phế quản, làm trầm trọng thêm tình trạng hen. Người bệnh có tiền sử hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần báo tình trạng bệnh với bác sĩ điều trị.
  • Phụ nữ đang mang thai: Không chỉ định Fabalofen cho phụ nữ mang thai, đặc biệt ở 3 tháng cuối thai kỳ vì nguy cơ rối loạn chức năng thận thai nhi, dẫn đến thiếu ối và suy thận. Một số biến chứng khác của thiểu ối kéo dài như làm chậm tăng trưởng phổi và co cứng các chi ở trẻ. Ngoài ra, Fabalofen còn có thể gây tăng thời gian chảy máu, ức chế co bóp tử cung dẫn đến kéo dài thời gian chuyển dạ.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Fabalofen có thể bài tiết vào sữa mẹ, do đó không nên chỉ định dùng thuốc cho đối tượng này. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc, bà mẹ cần ngừng cho con bú.
  • Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc: Vì Fabalofen có thể gây đau đầu, buồn ngủ nên đối tượng này phải thận trọng khi sử dụng thuốc.

6. Quá Liều và quên liều Fabalofen

Quá liều Fabalofen và xử trí:

  • Quá liều Fabalofen: Các dấu hiệu và triệu chứng khi sử dụng Fabalofen quá liều có thể giống như đã đề cập trong mục tác dụng không mong muốn.

Cách xử lý khi quá liều:

  • Hiện nay chưa có thuốc giải đặc hiệu cho Fabalofen.
  • Xử trí trường hợp quá liều bằng các biện pháp làm giảm hấp thu như rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt tính và làm tăng bài tiết. Thường xuyên theo dõi chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết áp; xét nghiệm máu, chức năng gan, thận và nồng độ điện giải trong huyết tương.

Quên liều Fabalofen và và xử trí:

  • Xử trí khi quên liều Fabalofen: Uống ngay liều Fabalofen sau khi nhớ ra, nhưng nếu thời gian dùng thuốc quá gần thời điểm dùng liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều đã quên. Người bệnh không được sử dụng gấp đôi liều đã được chỉ định.

Thuốc Fabalofen được chỉ định trong các trường hợp giảm đau, kháng viêm của viêm khớp dạng thấp, viêm xương - khớp, đau lưng dưới, viêm quanh khớp vai, hội chứng cổ- vai-cánh tay, đau răng. Người bệnh cần dùng thuốc theo đơn và dưới sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh được các tác dụng phụ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan