Công dụng thuốc Franlex 500

Franlex 500 chứa thành phần hoạt chất chính là Cephalexin - 1 kháng sinh Cephalosporin thế hệ 1 có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc được sử dụng theo đơn của bác sĩ để điều tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

1. Franlex 500 là thuốc gì?

Thuốc Franlex 500 là 1 sản phẩm thuốc của Công ty liên doanh dược phẩm Eloge France Việt Nam và được cấp phép lưu hành trên thị trường dược phẩm Việt Nam với SĐK: VD-29422-18.

Franlex 500 có thành phần bao gồm:

  • Hoạt chất trong thuốc là Cephalexin với dạng bào là muối Cephalexin monohydrate hàm lượng 500mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

Thuốc có dạng bào chế viên nang cứng, dùng bằng đường uống và đóng gói theo quy cách hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

2. Công dụng thuốc Franlex 500

2.1 Cơ chế tác dụng

Thành phần Cephalexin trong thuốc này là một kháng sinh họ Cephalosporin thế hệ 1 có tác dụng diệt khuẩn. Thuốc có phổ tác dụng trung bình, trên nhiều loại vi khuẩn Gram (+) và Gram (-).

Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, ức chế tổng hợp thành tế bào, cụ thể là lớp peptidoglycan ở thành tế bào của vi khuẩn không được hình thành. Do đó vi khuẩn không còn lớp bảo vệ vững chắc và dễ dàng bị tiêu diệt bởi các tác nhân bên ngoài như áp lực thẩm thấu, các kháng thể,...

Cephalexin bền vững với tác động của enzym penicilinase. Vì vậy thuốc tác dụng trên các chủng Staphylococcus không còn nhạy cảm với penicilin. Cephalexin cũng có hoạt tính trên đa số các Escherichia coli đề kháng với Ampicillin.

2.2 Chỉ định sử dụng thuốc

Kháng sinh Franlex 500 được chỉ định điều trị cho các bệnh lý sau:

  • Viêm tai giữa do phế cầu, tụ cầu, liên cầu, H.influenzae.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm amidan, họng, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp và mãn và giãn phế quản có bội nhiễm.
  • Nhiễm khuẩn mô mềm, da và xương khớp.
  • Bệnh lậu và giang mai (khi bệnh nhân chống chỉ định với Penicillin).
  • Nhiễm trùng đường tiểu: Viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang và viêm bể thận cấp và mãn.
  • Nhiễm khuẩn sản và phụ khoa.
  • Nhiễm khuẩn răng miệng

3. Sử dụng thuốc Franlex 500 như thế nào?

Thuốc Franlex 500 được dùng đường uống, nuốt nguyên viên với 1 cốc nước đầy.

Khuyến cáo uống trước bữa ăn 1 giờ, hoặc với thức ăn hoặc sữa nếu nó gây khó chịu cho dạ dày.

Liều dùng thuốc được ghi trên hướng dẫn sử dụng thuốc như sau:

  • Với người lớn và trẻ lớn hơn 15 tuổi: Uống 1 viên thuốc này trong mỗi 12 giờ trong 7 đến 14 ngày liên tục. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng liều dùng có thể lên đến 8 viên (4g) chia thành 2 hoặc 4 lần uống
  • Với trẻ trên 1 tuổi dùng 25 đến 50 mg cho mỗi kg cân nặng mỗi ngày, chia làm nhiều lần, dùng trong 7 đến 14 ngày. Trong trường hợp bị nhiễm Streptococcus beta tan máu, đợt dùng ít nhất 10 ngày. Với nhiễm trùng nặng, tổng liều hằng ngày từ 50 đến 100mg cho mỗi kg thể trọng chia thành nhiều lần.
  • Viêm tai giữa mỗi ngày dùng 75 đến 100mg cho mỗi kg thể trọng, chia nhiều lần.

Ở người bị suy giảm chức năng thận có độ thanh thải Creatinin từ 15 đến 29 ml/phút dùng 250mg mỗi 8 giờ hoặc mỗi 12 giờ. Từ 5 đến 14ml/ phút chưa chạy thận dùng 250mg mỗi 24 giờ. Từ 1 đến 4ml/ phút chưa chạy thận dùng 250mg mỗi 48 hoặc 60 giờ. Tuy nhiên, không nên dùng Franlex 500 cho nhóm đối tượng này, lựa chọn một sản phẩm thuốc khác có hàm lượng phù hợp hơn.

Sử dụng thuốc đủ thời gian đã được chỉ định. Tiếp tục dùng kháng sinh này ngay cả khi đã cảm thấy khỏe. Đừng ngừng dùng thuốc mà không nói chuyện với bác sĩ của bạn.

4. Một số lưu ý khi sử dụng Franlex 500

Không nên dùng Franlex 500 cho những trường hợp sau đây:

  • Nhiễm trùng toàn thân nặng
  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc này hoặc với các kháng sinh Cephalosporin
  • Người bị bệnh Porphyria cấp

Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người có tiền sử dị ứng với thuốc khác hoặc Penicillin.

Với các đối tượng đặc biệt như mẹ bầu, người đang cho con bú, chỉ nên dùng thuốc khi thật cần thiết.

Báo cho bác sĩ biết nếu bạn cũng đang dùng bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, sản phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng, đặc biệt là:

Trong trường hợp quên một liều kháng sinh Franlex 500, hãy dùng ngay khi nhớ ra, nhưng nếu đã gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp như lịch và liều lượng thường dùng.

Trong trường hợp quá liều có thể gặp các triệu chứng: nôn, buồn nôn, đau thượng vị, đái ra máu,... hãy đưa bệnh nhân đến ngay trung tâm y tế để được xử trí hợp lí.

Giữ thuốc ở nơi khô, tránh ánh sáng mặt trời và không quá 30 độ C.

5. Tác dụng phụ của thuốc Franlex 500

Franlex 500 có thể gây ra các tác dụng phụ, hãy cho bác sĩ biết nếu bất kỳ triệu chứng nào sau đây trở nên nghiêm trọng hoặc không biến mất:

  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Nôn mửa;
  • Ợ nóng;
  • Đau bụng;
  • Ngứa trực tràng hoặc vùng sinh dục;
  • Chóng mặt;
  • Mệt mỏi;
  • Kích động;
  • Đau đầu;
  • Đau khớp.

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng, nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí phù hợp:

  • Đại tiện phân có nước hoặc máu, dạ dày co thắt hoặc sốt trong khi điều trị hoặc hơn hai tháng sau khi ngừng điều trị.
  • Phát ban.
  • Ngứa.
  • Nổi mày đay.
  • Sưng mặt, lưỡi, họng, môi và mắt.
  • Khó thở/ khó nuốt.
  • Thở khò khè.
  • Sốt trở lại, ớn lạnh, đau họng hoặc các biểu hiện nhiễm trùng khác.
  • Ảo giác (nghe hoặc nhìn thấy những thứ, những âm thanh không tồn tại).

Trên đây không bao gồm tất cả hướng dẫn về thuốc, nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào hoặc có các dấu hiệu bất thường nghi do thuốc trong quá trình sử dụng hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn.

Bài viết đã cung cấp thông tin Franlex 500 có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Franlex 500 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, Franlex 500 là thuốc kê đơn, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng vì có thể gặp phải tác dụng không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan