Công dụng thuốc Fucipa

Thuốc Fucipa là thuốc bôi ngoài da dùng để điều trị nhiễm khuẩn da nguyên phát và thứ phát. Vậy thuốc Fucipa là thuốc gì, công dụng điều trị cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin liên quan về thuốc Fucipa để người dùng sử dụng an toàn và hiệu quả.

1. Thuốc Fucipa là thuốc gì?

Thuốc Fucipa là thuốc được dùng phổ biến để điều trị các bệnh nhiễm trùng da hay nhiễm khuẩn khác với thành phần chính là Acid fusidic và Betamethason.

Thuốc Fucipa được chỉ định trong điều trị trong các trường hợp nhiễm trùng da do nhiễm staphylococcus hay Streptococcus và các bệnh nhiễm khuẩn khác nhạy cảm với fusidic acid như các bệnh: viêm quanh móng, chốc lở, viêm nang lông, nhọt, nhọt độc, viêm tuyến mồ hôi.

Thuốc Fucipa không được chỉ định điều trị cho những trường hợp sau:

  • Người dùng thuốc bị dị ứng với một trong các thành phần có trong thuốc
  • Nhiễm trùng da do tác nhân vi khuẩn, virus (thủy đậu, herpes) hoặc nấm
  • Bệnh Rosacea.
  • Một số bệnh ở da do lao hoặc giang mai gây ra.
  • Viêm da quanh miệng.
  • Nhiễm nấm toàn thân.

2. Liều lượng và cách dùng Fucipa

2.1. Liều dùng

Tùy tình trạng của mỗi người bệnh bác sĩ sẽ tư vấn liều lượng và thời gian điều trị thuốc phù hợp. Liều dùng khuyến cáo của thuốc Fucipa là 2 lần mỗi ngày, vào buổi sáng và buổi tối. Hạn chế liệu trình điều trị quá 2 tuần. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ đáp ứng của người bệnh để tiếp tục hoặc ngừng dùng thuốc Fucipa phù hợp.

2.2. Cách dùng

Thuốc Fucipa được dùng bôi ngoài da. Người bệnh lấy một lượng nhỏ Fucipa bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Lưu ý rửa tay trước và sau khi bôi thuốc lên vùng da bị bệnh, trừ khi điều trị bệnh trên vùng da tay. Không dùng gạc hay bất kỳ thứ gì để băng kín lại vùng da được bôi thuốc, trừ khi có yêu cầu của bác sĩ.

Bôi theo lượng thuốc và số lần theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng số lần bôi thuốc làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ của thuốc.

Trong trường hợp quá liều, hãy bôi ngay liều đã quên khi nhớ ra . Nếu thời điểm nhớ ra gần với thời điểm bôi liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và bôi liều kế tiếp đó như bình thường, tuyệt đối không được bôi gấp đôi lượng thuốc đã quy định dù đã quên liều.

Nếu lỡ may bạn bôi quá liều thuốc Fucipa so với chỉ định dùng thuốc của bác sĩ thì hãy theo dõi các triệu chứng và báo ngay với bác sĩ mức độ quá liều thế nào để có biện pháp can thiệp phù hợp.

3. Tác dụng phụ của thuốc

Một số tác dụng phụ của thuốc Fucipa bao gồm: dị ứng, viêm da tiếp xúc, ngứa, khô da, đau và kích ứng chỗ tiêm thuốc... Đã ghi nhận một số phản ứng phụ hiếm gặp hơn như: Phát ban, mày đay, sưng và nổi mụn nước ở nơi bôi.

Trong quá trình dùng thuốc nếu phát hiện các dấu hiệu khó thở, nổi ban da, sưng mặt hoặc họng, thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

4. Tương tác thuốc

Thuốc Fucipa ở dạng bôi ngoài da chưa thấy tương tác xảy ra nhưng khi hấp thụ toàn thân có thể xảy ra các tương tác với các thành phần trong thuốc như:

4.1. Các thuốc tương tác với thành phần Betamethason valerat

  • Kết hợp với thuốc Paracetamol dùng liều cao hoặc thời gian điều trị kéo dài: làm tăng nguy cơ nhiễm độc ở gan.

Dùng đồng thời với thuốc chống trầm cảm ba vòng: làm nặng thêm các rối loạn tâm thần do Corticosteroid gây ra.

  • Thống chống đái tháo đường uống hoặc insulin: Tăng nồng độ glucose huyết, cần điều chỉnh liều cho phù hợp để kiểm soát đường huyết của bệnh nhân.
  • Glycosid digitalis: Tăng khả năng loạn nhịp hoặc độc tính của Digitalis kèm với hạ kali huyết.
  • Các thuốc Rifampicin, Phenobarbital, Phenytoin, Ephedrin có nguy cơ làm tăng chuyển hóa corticosteroid dẫn đến giảm tác dụng điều trị của chúng.
  • Dùng phối hợp với thuốc có chứa Estrogen có thể có nguy cơ tăng tác dụng điều trị và độc tính của Glucocorticoid.
  • Làm thay đổi tác dụng chống đông máu khi kết hợp dùng với các thuốc chống đông loại coumarin.
  • Khi dùng kết hợp với các thuốc kháng viêm không steroid, aspirin, rượu có thể làm tăng tác dụng phụ có hại ở hệ tiêu hóa hoặc gây chảy máu.
  • Tăng nồng độ của các thuốc này khi kết hợp: Thuốc ức chế cholinesterase, natalizumab, lợi tiểu nhóm thiazid, amphotericin B, lợi niệu quai.
  • Tăng nồng độ hoặc tác dụng của betamethasone khi phối hợp các thuốc chống nấm thuộc dẫn xuất azol, macrolid, các thuốc chẹn kênh canxi, kháng sinh nhóm quinolon.

4.2. Các thuốc tương tác với thành phần Acid fusidic

  • Penicillin kháng tụ cầu: Giảm nguy cơ xuất hiện các thể đột biến của tụ cầu kháng acid fusidic.
  • Thuốc kháng virus ức chế protease: Ức chế chuyển hóa lẫn nhau, tăng nồng độ trong huyết tương, dễ gây ngộ độc.
  • Thuốc chuyển hóa bằng hệ enzym cytochrom P450 ở gan, isoenzyme CYP3A4: Làm thay đổi dược động học của các thuốc này khi phối hợp với thuốc Fucipa.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bạn khi dùng thuốc hãy liệt kê các thuốc bạn đang sử dụng hoặc dự định dùng trong thời gian điều trị đồng thời thuốc Fucipa.

5. Lưu ý sử dụng và cách bảo quản thuốc

  • Phụ nữ có thai: Chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết vì chưa có nhiều nghiên cứu xác định mức độ an toàn cho thai nhi khi mẹ sử dụng thuốc Fucipa trong thời kỳ mang thai.
  • Bà mẹ cho con bú: Do thuốc được sử dụng bằng cách bôi lên một vùng da nên sự hấp thụ toàn thân cho đối tượng này không đáng kể nên có thể sử dụng được. Tuy nhiên không được bôi thuốc Fucipa ở bầu vú của mẹ để tránh trẻ bú sữa và nuốt phải lượng thuốc đã bôi.
  • Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc nên thuốc được sử dụng cho đối tượng này.
  • Trường hợp vùng viêm da quanh vị trí gần với mắt thì hãy thật cẩn thận.
  • Không nên dùng thuốc Fucipa trên 2 tuần vì có thể xảy ra các phản ứng quá mẫn hay nhiễm trùng mà rất khó nhận biết.
  • Không nên dùng thuốc Fucipa khi bị loét da, chỗ nếp gấp da, mụn trứng cá thông thường, cơ quan sinh dụng, vùng da bị teo.
  • Thuốc có chưa cetostearyl alcohol nguy cơ gây các phản ứng da tại chỗ (viêm da tiếp xúc).

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

28.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan