Công dụng thuốc G-Pandom

Thuốc G-Pandom được bào chế dưới dạng viên nang cứng, có thành phần chính gồm Pantoprazol và Domperidon. Thuốc được sử dụng để điều trị chứng đầy bụng, khó tiêu do hội chứng tăng tiết dịch vị, loét dạ dày - tá tràng,...

1. Công dụng của thuốc G-Pandom

Mỗi viên thuốc G Pandom có chứa Pantoprazol natri tương đương Pantoprazol 40mg (dạng hạt pellet bao tan trong ruột) và Domperidon 10mg (dạng hạt pellet). Pantoprazol là chất ức chế bơm proton, ngăn cản giai đoạn cuối của quá trình sản xuất acid trong dạ dày. Tác dụng này liên quan tới liều dùng, dẫn đến ức chế sự tiết acid cơ bản và sự tiết acid kích thích do mọi tác nhân. Domperidon làm gia tăng thời kỳ co của hang vị - tá tràng, gia tăng quá trình làm rỗng dạ dày, tăng trương lực cơ thắt thực quản.

Chỉ định sử dụng thuốc G-Pandom:

  • Điều trị triệu chứng đầy bụng, chướng bụng do làm chậm sự tháo rỗng dạ dày ở một số bệnh như: Loét dạ dày - tá tràng, hội chứng tăng tiết acid dịch vị, trào ngược dạ dày - thực quản.

Chống chỉ định sử dụng thuốc G-Pandom:

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn với thành phần của thuốc;
  • Bệnh nhân có khối u tuyến yên giải phóng prolactin;
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận;
  • Người bị xuất huyết đường tiêu hóa, thủng ruột, tắc ruột cơ học;
  • Sử dụng đồng thời Pantoprazol với atazanavir.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc G-Pandom

Cách dùng: Đường uống. Người bệnh nên uống thuốc trước bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.

Liều dùng: 1 viên/lần/ngày.

Quá liều: Khi dùng thuốc Pantoprazol quá liều và có triệu chứng nhiễm độc lâm sàng, người bệnh sẽ được áp dụng các quy tắc giải độc thông thường. Khi dùng Domperidon quá liều, bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt, mất định hướng và phản ứng ngoại tháp. Hiện chưa có biện pháp giải độc đặc hiệu cho Domperidon. Người bệnh có thể được rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt tính, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ và chăm sóc y tế chặt chẽ. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc kháng cholinergic và thuốc chống Parkinson để kiểm soát các phản ứng ngoại tháp.

3. Tác dụng phụ của thuốc G-Pandom

Thông thường, người bệnh ít khi gặp các tác dụng phụ của thuốc G-Pandom nếu tuân thủ đúng liều và thời gian điều trị. Tuy vậy, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh vẫn có thể đối diện với nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn;
  • Hệ nội tiết: Tăng nồng độ prolactin máu;
  • Hệ thần kinh: Đau đầu, hoa mắt, rối loạn ngoại tháp;
  • Da và niêm mạc: Phát ban, mày đay, ngứa da;
  • Hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa (co thắt đường tiêu hóa thoáng qua, tiêu chảy);
  • Hệ sinh sản: Chảy sữa, vú to, mất kinh nguyệt.

Người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ về các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc G-Pandom để có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp nhất.

4. Thận trọng khi dùng thuốc G-Pandom

Trước và trong khi dùng thuốc G-Pandom, người bệnh cần lưu ý:

  • Với bệnh nhân đã sử dụng Domperidon trong 2 tuần mà không khỏi các triệu chứng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ;
  • Người bệnh suy chức năng gan nặng, đặc biệt là khi sử dụng Pantoprazol kéo dài thì nên theo dõi men gan đều đặn trong suốt quá trình sử dụng thuốc G-Pandom. Trong trường hợp tăng men gan, bệnh nhân nên ngừng dùng thuốc;
  • Hiện chưa có kinh nghiệm về việc dùng thuốc Pantoprazol cho trẻ em;
  • Trước khi sử dụng Pantoprazol để điều trị loét dạ dày, nên loại trừ nguy cơ loét dạ dày ác tính hoặc viêm thực quản ác tính. Nguyên nhân vì thuốc Pantoprazol có thể nhất thời làm mất đi các triệu chứng của bệnh loét ác tính, dẫn tới làm chậm việc chẩn đoán ung thư;
  • Acid dạ dày bị giảm do ức chế bơm proton, tăng lượng vi khuẩn thông thường ở trên đường tiêu hóa. Việc điều trị với thuốc G-Pandom có thể dẫn tới tăng nhẹ nguy cơ gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, đặc biệt là Salmonella và Campylobacter;
  • Ở người mắc hội chứng Zollinger-Ellison và những trường hợp bị tăng tiết dịch vị bệnh lý khác, nếu cần điều trị kéo dài với Pantoprazol hay các thuốc ức chế acid khác thì có thể bị giảm hấp thu B12 do giảm hoặc thiếu toan dịch vị;

Chưa có đủ kinh nghiệm về việc sử dụng Pantoprazol và Domperidon cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Do vậy, chỉ dùng thuốc G-Pandom ở nhóm đối tượng này sau khi bác sĩ đã cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro. Bà mẹ nếu dùng thuốc thì nên ngừng cho con bú.

5. Tương tác thuốc G-Pandom

Một số tương tác thuốc của G-Pandom gồm:

  • Domperidon chuyển hóa nhờ enzyme CYP3A4. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đồng thời Domperidon và các thuốc ức chế enzyme CYP3A4 có thể làm tăng thêm nồng độ Domperidon trong huyết thanh;
  • Các loại thuốc kháng cholinergic có thể gây ức chế tác dụng của Domperidon. Nếu bắt buộc phải kết hợp các thuốc này, người bệnh nên dùng atropin sau khi đã sử dụng Domperidon;
  • Nếu sử dụng Domperidon cùng các thuốc kháng acid hoặc thuốc ức chế tiết acid thì nên uống Domperidon trước bữa ăn, nên uống các thuốc kháng acid hoặc thuốc ức chế tiết acid sau bữa ăn;
  • Pantoprazol làm thay đổi sự hấp thu của các thuốc khác dùng đồng thời với nó nếu độ hấp thu các thuốc này phụ thuộc vào độ pH (ví dụ Ketoconazol);
  • Không nên dùng đồng thời các thuốc ức chế bơm proton bao gồm Pantoprazol với atazanavir;
  • Pantoprazol được chuyển hóa ở gan nhờ enzyme cytochrome P450. Dù các nghiên cứu cho thấy Pantoprazol không có tác dụng đáng kể trên cytochrome 450 nhưng không loại trừ khả năng tương tác với các thuốc khác chuyển hóa cùng enzyme cytochrome 450.

Trong quá trình sử dụng thuốc G-Pandom, bệnh nhân nên tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả trị bệnh tốt nhất và tránh được các sự cố nguy hiểm.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

112 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Ramesun
    Công dụng thuốc Ramesun

    Ramesun thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton, chỉ định điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm dạ dày - thực quản, trào ngược dạ dày,... Vậy công dụng, các chỉ định và chống chỉ định của ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Tragentab
    Công dụng thuốc Tragentab

    Tragentab thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa được dùng để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn do viêm gan, viêm dạ dày, viêm đường tiêu hóa, nôn sau hậu phẫu, chậm tiêu do viêm thực quản trào ngược... ...

    Đọc thêm
  • Cadilanso
    Công dụng thuốc Cadilanso

    Thuốc Cadilanso với thành phần chính là Lansoprazole, một hoạt chất có tác dụng dụng kháng tiết acid dịch vị. Thuốc được chỉ định dùng trong trường hợp bệnh làm tăng tiết acid, loét dạ dày tá tràng... Để hiểu ...

    Đọc thêm
  • razolmed
    Công dụng thuốc Razolmed

    Razolmed chứa hoạt chất Rabeprazole được sử dụng trong điều trị làm lành các sang thương loét dạ dày - tá tràng và ức chế khả năng tiết acid của dạ dày. Dưới đây là thông tin chi tiết về ...

    Đọc thêm
  • indavix
    Công dụng thuốc Indavix

    Indavix có thành phần là Trimebutine, một chất làm tan co thắt được sử dụng để điều trị hội chứng ruột kích thích, rối loạn nhu động đường tiêu hóa dưới và các rối loạn tiêu hóa khác.

    Đọc thêm