Công dụng thuốc Glimediab

Glimediab là thuốc nội tiết có kê đơn dùng trong các trường hợp tiểu đường type 2. Khi dùng thuốc, người bệnh cần thận trọng để đảm bảo an toàn, tránh tương tác. Cùng tìm hiểu rõ hơn thuốc Glimediab về công dụng, liều dùng, cách dùng,... trong bài viết sau đây.

1. Glimediab là thuốc gì?

Thuốc Glimediab là thuốc kê đơn thuộc danh mục thuốc trị tiểu đường. Thuốc được sản xuất bởi hãng dược phẩm JSC “FARMAK” – Ukaraina, đăng ký bởi Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ánh Sáng Châu Á, số đăng ký VN-19127-15.

Thành phần của Glimediab gồm: Giimepiride hàm lượng 200mg với Glimediab 2mg, Giimepiride hàm lượng 400mg với Glimediab 4mg. Ngoài ra, còn một số loại tá dược như:

  • Lactose tmonohydrate;
  • Mieroerystalline eellulose;
  • Sodium starch glycolate;
  • Povidone;
  • Iron oxide yellow;
  • Indigo carmine;
  • Magnesium stearate;
  • ...

Glimediab bào chế dạng viên nén, vỏ hộp hình chữ nhật nằm ngang nền trắng, chữ và thành phần có màu xanh dương.

2. Công dụng của thuốc Glimediab

Glimepirid – một Sulfonamid dùng đường uống, có tác dụng hạ glucose huyết, thuộc nhóm sulfonylure. Tác dụng chủ yếu của thuốc Glimediab là kích thích giải phóng insulin từ các tế bào beta đảo Langerhans của tuyến tụy.

Cơ chế tác dụng của thuốc Glimediab là liên kết với thụ thể ở màng của tế bào beta, làm đóng các kênh kali phụ thuộc ATP lại. Việc đóng kênh này sẽ gây khử cực màng, làm mở kênh khiến cho ion kali tăng xâm nhập vào bên trong tế bào. Việc tăng nồng độ ion kali trong tế bào sẽ kích thích sự giải phóng insulin ra khỏi tế bào.

Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng ngoài tụy, cải thiện sự nhạy cảm của các mô ngoại vi đối với insulin và làm giảm sự thu nạp insulin ở gan. Thuốc Glimediab làm tăng rất nhanh số lượng các chất chuyên chở glucose qua màng tế bào cơ và tế bảo mỡ, làm tăng khả năng thu nạp đường vào các mô cơ và mô mỡ.

Chất chuyên hóa hydroxy của glimepirid cũng có tác dụng hạ đường huyết nhẹ. Tuy nhiên nó cũng chỉ đóng góp một phần nhỏ vào tác dụng hạ đường huyết toàn phần. Glimediab có hiệp đồng tác dụng với metformin hoặc với insulin.

3. Chỉ định sử dụng thuốc Glimediab

Thuốc Glimediab được chỉ định cho các trường hợp người lớn bị tiểu đường không phụ thuộc insulin, khi không kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn, luyện tập và giảm cân.

Có thể phối hợp giữa GlimediabMetformin hoặc với Glitazone hoặc với insulin.

4. Liều dùng – cách dùng Glimediab

Để đảm bảo an toàn, khi dùng Glimediab cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.

4.1 Liều dùng Glimediab

Liều dùng thuốc Glimediab tuỳ thuộc vào đường huyết và khả năng dung nạp thuốc của bệnh nhân. Dùng liều khởi đầu 1mg/ ngày, sau khoảng 1 – 2 tuần lượng đường huyết chưa được kiểm soát thì cần tăng thêm liều cho đến khi đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết.

Liều dùng tối đa của Glimediab 2mg là 8mg/ ngày. Thông thường, liều dùng 1 – 4mg/ ngày được đáp ứng. Ít trường hợp phải điều chỉnh tăng đến liều 4 – 8mg/ ngày. Glimediab 4mg/ ngày chỉ có kết quả trên một số trường hợp đặc biệt.

Liều dùng với nhóm đối tượng suy gan, thận

Nhóm đối tượng này cần dùng liều ban đầu 1g/ ngày. Điều chỉnh liều tăng lên nếu nồng độ đường huyết khi đói vẫn cao. Trường hợp hệ số thanh thải creatinin dưới 22ml/ phút thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng ngày 1 lần/1mg và không cần điều chỉnh liều.

Liều dùng nếu chuyển thuốc

Nếu bạn trong nhóm đối tượng đang dùng thuốc chữa tiểu đường khác nhưng không hiệu quả nên chuyển sang dùng Glimediab 4mg thì cần dùng liều khởi phát 1mg/ ngày rồi mới điều chỉnh tăng liều.

Nếu loại thuốc trước đó dùng trong thời gian dài hoặc có tương tác cộng hợp với Glimediab 4mg thì có thể dừng thuốc một thời gian.

Liều dùng khi phối hợp thuốc và metformin hoặc glitazon

Khi bạn dùng thuốc đơn độc mà không kiểm soát được đường huyết thì có thể phối hợp với metformin hoặc glitazon. Điều chỉnh liều bắt đầu từ liều thấp của mỗi thuốc. Về sau có thể điều chỉnh tăng liều dần lên cho đến khi đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết.

Khi sử dụng Glimediab 4mg đồng thời với Metformin nguy cơ tụt đường huyết liên quan đến glimepirid vẫn có thể tiếp tục và có thể tăng lên. Vì thế, cần phải cực kỳ thận trọng.

Dùng phối hợp thuốc và insulin

Sau khi dùng Glimediab 4mg được một thời gian, dùng liều đơn độc 8mg/ ngày nhưng không kiểm soát được đường huyết có thể dùng kết hợp với cả insulin.

Bắt đầu sử dụng liều insulin thấp nhất rồi tăng dần cho đến khi kiểm soát được đường huyết. Kết quả cần được kiểm tra bằng cách theo dõi đường huyết mỗi ngày.

4.2 Cách dùng Glimediab

  • Thuốc Glimediab cách dùng là uống 1 lần trong ngày trước hoặc sau bữa ăn. Người bệnh cần uống cả viên với nước lọc (uống nhiều nước) không nhai hay nghiền nhỏ viên thuốc, vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả khi dùng.
  • Trường hợp phát hiện ra mình quên thuốc cần thông báo cho bác sĩ, không nên uống bù ngay. Sau khi uống thuốc Glimediab 2mg có đáp ứng bằng việc đường huyết hạ. Lúc này, bạn chỉ cần điều chỉnh bằng chế độ dinh dưỡng cùng với luyện tập điều độ theo hướng dẫn.
  • Khi tình trạng đường huyết được kiểm soát, ổn định thì độ nhạy cảm với insulin sẽ được cải thiện.
  • Việc điều chỉnh liều dùng cần được thay đổi để tránh bị tụt đường huyết khi cân nặng, sinh hoạt của người bệnh thay đổi hay có sự kết hợp với thuốc, các yếu tố khác làm tăng/ giảm đường huyết.

5. Tương tác Glimediab

Trong quá trình sử dụng Glimediab cũng có thể gây ra một số tương tác thuốc. Một số thuốc có tiềm năng làm tăng tác dụng hạ đường huyết của Glimediab như:

  • Insulin;
  • Cloramphenicol;
  • Dẫn chất coumarin;
  • Cyclophosphamid,
  • Disopyramid;
  • Ifosfamid;
  • Thuốc chống viêm không steroid (acid paraaminosalicylic, các salicylat, phenylbutazon, ...);
  • Probenecid;
  • Thuốc chẹn beta;
  • Thuốc ức chế enzym chuyền;
  • Các steroid đồng hóa và nội tiết tố sinh dục nam.;

Bên cạnh đó, khi dùng chung với một trong số các thuốc kể trên với Glimediab 2mg có thể dẫn đến nguy cơ tụt đường huyết nên cần điều chỉnh liều phù hợp.

Ngoài ra, các loại thuốc lợi tiểu, các thuốc thần kinh giao cảm... khi kết hợp với Glimediab cũng cần thận trọng.

6. Tác dụng phụ Glimediab

Tác dụng không mong muốn quan trọng nhất khi dùng Glimediab là tụt glucose huyết. Khi có hiện tượng này cần thực hiện xử lý tương tự như quá liều. Một số tác dụng phụ có thể gặp trong khi dùng Glimediab 4mg gồm:

  • Hoa mắt;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Đau bụng;
  • Đầy hơi;
  • Nhức đầu;
  • Rối loạn thị giác tạm thời;
  • Mề đay;
  • Ngứa;
  • Vàng da;
  • Thiếu máu;
  • Viêm mạch máu dị ứng;

Để đảm bảo an toàn, cần thông báo với bác sĩ các tác dụng phụ khi dùng thuốc Glimediab để được hướng dẫn, xử trí.

7. Cảnh báo và thận trọng Glimediab

Một số cảnh báo và thận trọng từ nhà sản xuất khi dùng Glimediab như sau:

  • Cần giải thích cho bệnh nhân khi dùng thuốc hạ đường huyết - Glimediab nhưng vẫn phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp;
  • Những người bệnh có dinh dưỡng kém, mắc các bệnh nền (suy gan, thận, suy tuyến yên,..) dễ bị tụt đường huyết khi uống thuốc Glimediab. Vì thế, đối tượng này cần được theo dõi và xử lý phù hợp.
  • Với các người bệnh đang ổn định với chế độ điều trị bằng Glimediab 2mg có thể không kiểm soát được đường huyết khi bị căng thẳng, phẫu thuật hay các nhiễm trùng... Vì thế cần dùng insulin phối hợp với glimepirid hoặc dùng đơn độc insulin thay cho glimepirid.
  • Dùng thuốc Glimediab cũng như một số loại thuốc hạ đường huyết khác sau một thời gian có thể không còn hiệu quả hạ đường huyết nữa. Lúc này cần điều chỉnh liều hoặc phối hợp với các thuốc khác.
  • Đối với người lớn tuổi, người dùng thuốc chẹn beta,.. cần chú ý đến biểu hiện tụt đường huyết để xử trí kịp thời. Cần theo dõi định kỳ đường huyết từ 3 – 6 tháng/ lần, nếu cần thì phải điều chỉnh phác đồ phù hợp.
  • Đối tượng lái xe, vận hành máy móc khi dùng thuốc Glimediab công dụng có thể chưa ổn định, nhất là khi dùng liều khởi đầu hoặc khi có điều chỉnh trong phác đồ trị liệu.
  • Phụ nữ có thai không nên dùng Glimediab, vì các nghiên cứu chỉ ra nguy cơ gây độc cho thai, gây quái thai, sảy thai. Nếu đã dùng thuốc nhưng người bệnh nghi ngờ có thai thì phải thông báo cho bác sĩ để có các biện pháp tầm soát tốt nhất.
  • Phụ nữ cho con bú dùng Glimediab có thể gây ra các ảnh hưởng nhất định, nên hãy dừng thuốc khi cho con bú hoặc dùng các biện pháp điều trị thay thế như Insulin.
  • Bảo quản Glimediab bảo quản trong nhiệt độ phòng.

Thuốc Glimediab tác dụng giúp hạ đường huyết dành cho các bệnh nhân bị tiểu đường. Thuốc được dùng theo toa, có sự hướng dẫn của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn, hãy tham khảo thông tin từ bác sĩ/ dược sĩ về cách dùng, hướng dẫn sử dụng, liều dùng...

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan