Công dụng thuốc Gramotax

Gramotax thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp, nhiễm khuẩn da, mô mềm, dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật,... Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về công dụng thuốc Gramotax.

1. Thuốc Gramotax là thuốc gì?

Gramotax là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được sản xuất bởi công ty Micro Labs., Ltd - ẤN ĐỘ.

Gramotax được đóng gói dưới dạng bột pha dung dịch tiêm, hộp 1 lọ bột 1g + 1 ống nước cất pha tiêm 5ml.

Thành phần thuốc Gramotax:

  • Cefotaxime: Đây là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có phổ kháng khuẩn rộng.
  • Các hoạt chất khác và tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc nhà cung sản xuất cung cấp.

2. Tác dụng của thuốc Gramotax

Điều trị trong các trường hợp:

  • Nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương/ khớp, viêm màng tim do cầu khuẩn Gr dương và vi khuẩn Gr âm, viêm màng não.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm, ổ bụng, phụ khoa và sản khoa, hô hấp dưới, tiết niệu, lậu.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

2. Cách dùng, liều dùng thuốc Gramotax

Dùng thuốc Gramotax theo đường tiêm bắp sâu hay tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm (tiêm tĩnh mạch từ 3 đến 5 phút, truyền tĩnh mạch trong vòng từ 20 đến 60 phút).

Liều lượng được tính ra lượng Cefotaxime tương đương. Liều thường dùng cho mỗi ngày là từ 2 – 6g chia làm 2 hoặc 3 lần.

Trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì liều có thể tăng lên đến 12g mỗi ngày, truyền tĩnh mạch chia làm 3 đến 6 lần.

Trường hợp bị nhiễm khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), liều lượng sử dụng trên 6g mỗi ngày.

Người lớn:

  • Nhiễm khuẩn không biến chứng 1g/12 giờ, tiêm bắp hay tĩnh mạch.
  • Nhiễm khuẩn nặng, viêm màng não 2g/6 - 8 giờ, tiêm tiêm bắp hay tĩnh mạch.
  • Lậu không biến chứng liều duy nhất 1g, tiêm bắp.
  • Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật 1g, tiêm 30 phút trước mổ.

Trẻ em:

  • Trẻ 2 tháng hoặc < 12 tuổi 50mg - 150mg/kg/ngày, chia làm 3 - 4 lần, Tiêm tiêm bắp hay tĩnh mạch.
  • Sơ sinh > 7 ngày 75 - 150mg/kg/ngày, chia làm 3 lần, tiêm tĩnh mạch.
  • Trẻ sinh non và sơ sinh < 7 ngày 50mg/kg/ngày, chia làm 2 lần, tiêm tĩnh mạch.

Người bị suy thận ClCr < 10mL: Giảm nửa liều.

3. Chống chỉ định dùng thuốc Gramotax khi nào?

  • Người bị mẫn cảm với thành phần Cephalosporin và các chất khác có trong thuốc Gramotax.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

4. Tác dụng phụ của thuốc Gramotax

Trong quá trình sử dụng thuốc Gramotax có thể gây ra những phản ứng ngoài ý muốn như:

  • Quá mẫn, sốt, tăng bạch cầu ái toan.
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng hay tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc.
  • Thay đổi huyết học.
  • Nhức đầu, hoa mắt, ảo giác.
  • Loạn nhịp tim.

Cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh phù hợp.

5. Xử trí khi quên liều hoặc uống quá liều thuốc

Cần tiêm Gramotax với liều lượng đúng theo đơn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng để tránh gây ra những phản ứng ngoài ý muốn.

Quên liều:

  • Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.
  • Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Quá liều:

  • Sử dụng quá liều thuốc Gramotax có thể gây ra các triệu chứng như: Giảm sức nghe, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,...
  • Khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường khi quá liều, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế để được xử lý kịp thời.

Những thông tin cơ bản về thuốc Gramotax trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

40 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan