Công dụng thuốc Hyasa

Thuốc Hyasa được bào chế dạng bột đông khô pha tiêm, dùng theo đơn của bác sĩ. Cùng tìm hiểu rõ hơn thuốc Hyasa có tác dụng gì? Hyasa dùng thế nào... ngay sau đây.

1. Hyasa là thuốc gì?

Hyasa thuộc danh mục thuốc kê đơn dùng theo toa. Thuốc Hyasa được sản xuất bởi hãng dược phẩm Sevapharma - CH SÉC, nhập khẩu trong nước theo số đăng ký VN-7082-02.

Thành phần chính có trong thuốc Hyasa là hoạt chất Hyaluronidase hàm lượng 135TRU. Thuốc Hyasa bào chế dạng bột đông khô pha tiêm. Đóng gói Hyasa gồm 5 ống bột + 5 ống dung môi.

2. Công dụng của thuốc Hyasa

Hoạt chất Hyaluronidase có trong Hyasa là 1 enzym phân giải protein, vô khuẩn, tan trong nước. Hyaluronidase có khả năng thủy phân mucopolysaccharid loại axit hyaluronic. Do đó, thuốc Hyasa có thể làm giảm độ nhớt của mô liên kết và làm dịch tiêm thấm vào mô. Đồng thời giảm bớt sự khó chịu do tiêm dưới da hoặc tiêm bắp của các loại thuốc khác.

Ngoài ra, Hyasa còn có khả năng làm tăng hiệu quả của thuốc gây tê, đặc biệt trong gây tê phong bế thần kinh. Mặc dù thuốc Hyasa có khả giúp nâng cao công dụng của thuốc tê. Tuy nhiên nó cũng làm giảm thời gian gây tê, điều này có thể khắc phục bằng việc sử dụng Epinephrin.

Hiện nay, thuốc Hyasa cũng được sử dụng để tăng tác dụng giảm trương lực của thuốc gây tê trên mắt sau khi tiêm nhãn cầu trước phẫu thuật thủy tinh thể.

3. Chỉ định của thuốc Hyasa

Thuốc Hyasa được dùng cho các trường hợp:

  • Tăng thấm thuốc khi tiêm dưới da/ tiêm bắp;
  • Tăng tính thấm của thuốc tê;
  • Tăng khả năng đẩy dịch thừa và máu;
  • Tiêm dưới da/ tiêm bắp thay thế cho tiêm tĩnh mạch ở một số thuốc khác;
  • ...

4. Chống chỉ định của thuốc Hyasa

Không dùng thuốc Hyasa cho các đối tượng như:

  • Mẫn cảm/ dị ứng với các thành phần có trong Hyasa;
  • Tiêm tĩnh mạch;
  • Tiêm vào vị trí nhiễm khuẩn;
  • Tiêm xung quanh vùng nhiễm khuẩn;
  • Tiêm vào vị trí viêm cấp/ ung thư;
  • Tiêm vào giác mạc;
  • ...

5. Thận trọng Hyasa

Trong khi dùng thuốc Hyasa, cần thận trọng ở các đối tượng:

6. Tác dụng phụ Hyasa

Khi dùng Hyasa bạn có thể gặp một số tác dụng phụ gồm:

  • Thủng nhãn cầu;
  • Suy giảm hệ thần kinh trung ương;
  • Phản vệ;
  • ...

Theo dõi và thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ khi dùng Hyasa.

7. Liều lượng – Cách dùng thuốc Hyasa

7.1 Liều dùng thuốc Hyasa

Liều dùng Hyasa theo khuyến cáo là 150 đvqt/ ml hyaluronidase hòa tan trong 1ml nước cất tiêm/ dung dịch natri clorid 0,9% để tiêm. Khi tiêm Hyasa, cần tiến hành tiêm vào vị trí trước khi đặt kim tiêm truyền hoặc tiêm vào ống tiêm truyền cách kim khoảng 2 cm khi bắt đầu truyền. Dùng thuốc Hyasa với liều 150IU đủ cho 500 - 1000 ml dịch truyền.

Với trẻ > 3 tuổi cần kiểm soát dịch, không vượt quá 200m/ mỗi lần truyền. Trẻ sinh thiếu tháng, không vượt quá 25ml/ kg trọng lượng cơ thể và tốc độ truyền không được quá 2ml/ phút.

Ngoài ra, liều dùng Hyasa cũng cần tuỳ thuộc vào từng tình trạng cụ thể như sau:

  • Gây tê: Dùng Hyasa theo liều từ 150 - 1500 đvqt hòa trộn với thuốc tê dùng để gây tê. Trong khoa mắt, liều thuốc Hyasa khuyến cáo là hòa trộn 15 đvqt/ ml dung dịch thuốc tê;
  • Tiêm dưới da/ tiêm bắp cùng thuốc khác: Hòa trộn Hyasa trực tiếp theo liều 1500 đvqt hyaluronidase vào dung dịch thuốc tiêm để tiêm;
  • Ðiều trị thoát mạch: Dùng thuốc Hyasa theo liều từ 150 - 1500 đvqt vào 1 ml nước cất tiêm/ 1ml dung dịch natri clorid 0,9%, để tiêm vào vùng thoát mạch. Tiến hành tiêm Hyasa sớm nhất khi phát hiện có thoát mạch;
  • Ðiều trị u máu: Liều dùng Hyasa là dùng từ 150 - 1500 đvqt trộn vào 1ml nước cất tiêm/ 1ml dung dịch natri clorid 0,9%, sau đó tiêm vào vùng có u máu.

7.2 Cách dùng thuốc Hyasa

Hyasa bào chế dạng dung dịch tiêm truyền, do đó dùng bằng cách tiêm truyền theo hướng dẫn. Với trẻ em và trẻ sơ sinh cần kiểm soát tổng dịch truyền. Với người lớn tốc độ và thể tích dịch cần tuỳ chỉnh theo từng đối tượng.

8. Tương tác thuốc Hyasa

Khi kết hợp Hyasa với các thuốc khác nên xem xét thận trọng để tránh tương tác thuốc. Theo đó, không dùng Hyasa với các thuốc như:

  • Dopamin;
  • Thuốc chủ vận alpha - adrenergic.

Thông báo cho bác sĩ các thuốc đang dùng khi có chỉ định dùng Hyasa.

9. Phụ nữ có thai, cho con bú, lái xe và vận hành máy dùng Hyasa

  • Phụ nữ có thai không dùng thuốc Hyasa;
  • Hyasa không dùng khi cho con bú;
  • Lái xe và vận hành máy có thể dùng Hyasa theo hướng dẫn;

10. Bảo quản thuốc Hyasa

  • Thuốc Hyasa cần bảo quản ở nhiệt độ phòng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Hyasa, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Hyasa là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

704 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan