Công dụng thuốc Idrounat

Idrounat có thành phần chính là Acid Ibandronic (dưới dạng Ibandronat sodium). Thuốc được chỉ định để phòng ngừa các biến cố về xương (gãy xương bệnh lý, biến chứng xương cần xạ trị hoặc phẫu thuật) ở bệnh nhân ung thư vú và di căn xương, điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh,...

1. Thuốc Idrounat có tác dụng gì?

Idrounat có thành phần chính là Acid Ibandronic (dưới dạng Ibandronat sodium). Công dụng của thuốc Idrounat như sau:

  • Idrounat tác động lên mô xương và ức chế hoạt tính của tế bào huỷ xương, giúp làm giảm sự huỷ xương.
  • Ở phụ nữ sau mãn kinh, Idrounat làm giảm tỷ lệ chuyển hóa xương về mức trước mãn kinh, dẫn đến tăng khối lượng xương thực.

Tóm lại, việc sử dụng Idrounat giúp giảm chuyển hóa xương, tăng mật độ xương (BMD), giảm tỷ lệ gãy xương.

2. Chỉ định của thuốc Idrounat

  • Dự phòng các biến cố về xương ở bệnh nhân ung thư vú và di căn xương ( như gãy xương bệnh lý, biến chứng xương cần xạ trị hoặc phẫu thuật);
  • Tăng canxi huyết do khối u có hoặc không có di căn (chỉ dùng dạng tiêm tĩnh mạch);
  • Loãng xương ở nữ giới sau mãn kinh;
  • Dự phòng gãy xương đốt sống, gãy cổ xương đùi;
  • Loãng xương do glucocorticoid;

3. Chống chỉ định của thuốc Idrounat

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với acid ibandronic hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc Idrounat
  • Hạ canxi máu.
  • Người bệnh không có khả năng đứng hoặc ngồi thẳng trong ít nhất 60 phút.

4. Liều dùng và cách sử dụng của thuốc Idrounat

4.1. Liều dùng của thuốc Idrounat

Người lớn

  • Phòng ngừa các biến cố về xương ở bệnh nhân ung thư vú và di căn xương: 50mg/ ngày.
  • Điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, người bệnh loãng xương do sử dụng glucocorticoids kéo dài, dự phòng gãy xương đốt sống: Liều 150 mg/ lần x 1 lần/ tháng. Có thể cân nhắc ngừng điều trị sau 3-5 năm ở những bệnh nhân có nguy cơ gãy xương thấp.

Đối tượng khác

  • Suy gan: Không cần điều chỉnh liều Idrounat.
  • Suy thận nhẹ (Clcr ≥ 50 và < 80 mL/phút): Không cần điều chỉnh liều Idrounat.
  • Suy thận trung bình (CLcr ≥30 và <50 mL/phút): Điều chỉnh liều 50 mg/ lần, mỗi 2 ngày dùng một lần
  • Suy thận nặng (CLcr < 30 mL/phút): Điều chỉnh liều 50 mg/ lần, mỗi tuần dùng một lần.

4.2. Cách sử dụng của thuốc Idrounat

  • Idrounat được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, dùng đường uống. Thuốc được dùng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ và người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Khi uống Idrounat, người bệnh uống với một ly nước đầy, vào buổi sáng khi bụng đói, dùng Idrounat ít nhất là 60 phút trước khi ăn uống, hoặc uống bất cứ thuốc gì khác.
  • Người bệnh uống cả viên thuốc Idrounat, không nhai, không nghiền hoặc không để thuốc tan trong miệng. Không uống thuốc với nước khoáng, cà phê, nước trái cây, thức ăn, chất bổ sung hoặc bất cứ chất lỏng nào khác ngoài nước, vì chúng có thể làm giảm sự hấp thu của Idrounat.
  • Khi uống Idrounat thì người bệnh nên giữ thân người ở vị trí thẳng đứng: ngồi hoặc đứng ít nhất một giờ sau khi uống thuốc, không được nằm khi uống thuốc Idrounat.
  • Thời gian sử dụng thuốc dựa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh không sử dụng tự ý tăng liều thuốc hoặc tự kéo dài thời gian sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ.

5. Tác dụng phụ không mong muốn của Idrounat

Tác dụng không mong muốn thường gặp

  • Hạ canxi máu.
  • Buồn nôn, đau bụng, khó tiêu, viêm thực quản.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất là tình trạng sốc phản vệ, gãy xương đùi không điển hình, hoại tử xương hàm, kích ứng đường tiêu hóa, viêm loét đường tiêu hóa.

Tác dụng không mong muốn ít gặp

  • Thiếu máu.
  • Rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn vị giác), chứng loạn cảm.
  • Loét tá tràng, viêm dạ dày, khó nuốt, khô miệng.
  • Tiểu ra máu
  • Ngứa.

Tác dụng không mong muốn hiếm gặp

  • Viêm mắt.
  • Gãy xương đùi không điển hình.
  • U xương hàm.
  • Đợt cấp cơn hen suyễn.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Idrounat

  • Idrounat có thể gây giảm tạm thời nồng độ Canxi máu. Do đó, người bệnh cần được điều trị hạ tình trạng hạ canxi máu, rối loạn chuyển hóa xương và khoáng chất nếu có trước khi bắt đầu điều trị Idrounat.
  • Cần phải được bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D.
  • Phản ứng sốc phản vệ có thể tử vong, đã được báo cáo ở những bệnh nhân được điều trị bằng Idrounat. Thận trọng khi sử dụng Idrounat ở bệnh nhân có tiền sử dị ứng, quá mẫn hoặc hen suyễn.
  • Nếu người bệnh xảy ra phản vệ ( mề đay, khó thở, rối loạn tiêu hóa, tụt huyết áp,...) cần ngay lập tức ngừng thuốc và đến cơ sở y tế để được điều trị thích hợp.
  • Thận trọng khi sử dụng Idrounat ở những bệnh nhân suy thận trung bình, nặng vì có thể làm nặng thêm tình trạng suy thận.
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc: Idrounat không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
  • Thời kỳ mang thai: Idrounat qua được hàng rào nhau thai. Tuy hiện nay chưa có đầy đủ thông tin về tác động của thuốc Idrounat đối với phụ nữ có thai trên lâm sàng và có nghiên cứu thực nghiệm trên động vật chỉ ra Idrounat gây tác dụng có hại trên bào thai. Do đó không nên sử dụng Idrounat cho phụ nữ có thai, tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng nếu lợi ích của thuốc đem lại lớn hơn tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc gây ra cho cả mẹ và thai nhi.
  • Thời kỳ cho con bú: Hiện chưa rõ Idrounat có phân bố trong sữa mẹ hay không. Do đó, thận trọng khi dùng Idrounat cho phụ nữ đang cho con bú.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về thuốc Idrounat. Khi nắm rõ những thông tin về thuốc Idrounat sẽ giúp người dùng thuốc đạt hiệu quả sử dụng thuốc và giảm các tác dụng phụ không mong muốn.

561 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan