Công dụng thuốc Ikonap

Ikonap có hoạt chất chính Nabumetone, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc được chỉ định với mục đích giảm đau chống viêm trong các trường hợp: Viêm đa khớp dạng thấp và đau do thoái hóa khớp...

1. Ikonap là thuốc gì?

Ikonap có hoạt chất chính Nabumetone, thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid, bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc Ikonap có tác dụng giảm đau, giảm sưng và cứng khớp trong bệnh lý viêm khớp, viêm đa khớp dạng thấp, đau do thoái hóa khớp. Tuy nhiên, thuốc Ikonap chỉ nên sử dụng trong đợt viêm khớp cấp, hạn chế dùng thuốc lâu dài. Vì vậy, nếu người bệnh viêm khớp mãn tính cần phải trao đổi với bác sĩ về những phương pháp điều trị không dùng thuốc hoặc sử dụng thuốc giảm đau nhóm khác cho phù hợp với người bệnh.

2. Chỉ định của thuốc Ikonap

Ikonap được chỉ định trong các trường hợp:

3. Chống chỉ định của thuốc Ikonap

Ikonap chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp:

  • Người bệnh có tiền sử dị ứng, quá mẫn cảm với Nabumetone hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc Ikonap.
  • Người bệnh tái phát loét dạ dày, xuất huyết hoặc thủng dạ dày - ruột.
  • Bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn như: Hen suyễn, viêm mũi, phù mạch, nổi mề đay khi sử dụng Ibuprofen, Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác.
  • Người bệnh suy tim, suy gan và suy thận nặng.
  • Người bệnh có tiền sử xuất huyết, thủng dạ dày - tá tràng, ruột liên quan đến việc điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid trước đó.
  • Bệnh nhân tai biến mạch máu não có xuất huyết não.
  • Người bệnh gặp các vấn đề di truyền không dung nạp galactose, thiếu Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose/galactose.

4. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Ikonap

4.1. Cách sử dụng thuốc Ikonap

Thuốc Ikonap được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng mỗi viên 500mg Nabumetone, dùng đường uống. Trước khi dùng thuốc Ikonap, người bệnh cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi uống thì nuốt cả viên thuốc với nước, nên uống Ikonap trong hoặc sau bữa ăn để tránh kích thích dạ dày.

4.2. Liều dùng thuốc Ikonap

Người lớn:

  • Liều uống 2 viên/ lần x 1 lần/ ngày vào giờ đi ngủ.
  • Đối với trường hợp có triệu chứng nặng hoặc kéo dài, hoặc đang trong đợt viêm kịch phát: uống thêm 2 viên vào buổi sáng sau bữa ăn.

Người cao tuổi:

  • Khuyến cáo liều hàng ngày của Ikonap không được vượt quá 2 viên ( 1g)/ ngày
  • Liều thường dùng: 1 viên( 500mg)/ ngày sau ăn.

Trẻ em: Không có liều dùng cho trẻ em.

5. Tác dụng không mong muốn của Ikonap

Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như sau khi sử dụng thuốc Ikonap gồm:

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Toàn thân và trên da: Phát ban, nổi mẩn đỏ và phù ngoại biên.
  • Hệ tiêu hóa: Chướng bụng, đầy hơi khó tiêu, đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
  • Hệ hô hấp: Viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm mũi, viêm xoang và các triệu chứng giả cúm.
  • Hệ thần kinh: Cảm giác chóng mặt, đau đầu, mất ngủ và mệt mỏi.

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Hệ thần kinh: Loạn cảm, lo lắng và lú lẫn.
  • Mắt: Rối loạn mắt và giảm thị lực.
  • Hệ tiêu hóa: Viêm miệng, khô miệng, nôn mửa, loét dạ dày, tá tràng, chảy máu và đi ngoài phân đen.
  • Trên gan: Tăng men gan.
  • Trên da và toàn thân: Nhạy cảm da, đổ mồ hôi và suy nhược cơ thể.
  • Hệ hô hấp: Chảy máu cam, khó thở và rối loạn hô hấp

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Toàn thân và trên da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson và phản ứng kiểu phản vệ.
  • Hệ tiêu hóa: Xuất huyết đường tiêu hóa, thủng ruột, viêm đại tràng chảy máu, thủng thực quản, viêm tụy và tắc ruột.
  • Máu: Thiếu máu, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt và giảm số lượng tiểu cầu.
  • Hệ thận-tiết niệu: Viêm thận kẽ và suy thận cấp.

Nếu gặp phải triệu chứng trên thì cần ngừng sử dụng thuốc Ikonap và thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng xử trí phù hợp.

6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Ikonap

Khi sử dụng thuốc Ikonap người bệnh cần lưu ý những thông tin dưới đây:

  • Thận trọng khi sử dụng Ikonap với những bệnh nhân đang mắc bệnh, hoặc có tiền sử hen phế quản vì có thể gây khởi phát cơn hen cấp tính.
  • Không dùng đồng thời Ikonap với các thuốc kháng viêm không steroid khác, bao gồm các thuốc ức chế chọn lọc cyclooxygenase-2.
  • Thận trọng khi sử dụng Ikonap ở người bệnh có tiền sử hoặc đang loét, xuất huyết dạ dày tá tràng vì có thể gây ra chảy máu nặng và thùng dạ dày-ruột, có thể dẫn đến tử vong.
  • Dùng thuốc kháng viêm không steroid trong đó có Ikonap có thể gây giảm sự hình thành prostaglandin và gây suy thận nhanh chóng. Các bệnh nhân có nguy cơ cao nhất với phản ứng này là bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nặng, suy gan, suy thận (độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút), người dùng thuốc lợi tiểu và người lớn tuổi giảm mức lọc cầu thận.
  • Cần kiểm tra chức năng thận định kỳ khi dùng thuốc Ikonap.
  • Người bệnh có tiền sử cao huyết áp và/hoặc suy tim sung huyết nhẹ đến vừa cần được theo dõi thường xuyên vì nguy cơ phù do giữ dịch đã được báo cáo liên quan đến điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid, bao gồm cả Ikonap.
  • Thận trọng khi sử dụng Ikonap ở các bệnh nhân bị cao huyết áp không kiểm soát được, suy tim sung huyết, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh động mạch ngoại biên, bệnh mạch máu não.
  • Nguy cơ xuất huyết dạ dày - tá tràng, thủng hoặc loét cao hơn với việc tăng liều thuốc Ikonap. Ở các bệnh nhân có tiền sử loét, đặc biệt ở người có xuất huyết hoặc thủng dạ dày-ruột, hoặc người cao tuổi phải được bắt đầu điều trị Ikonap với liều thấp nhất có thể.
  • Điều trị Ikonap kết hợp với các thuốc bảo vệ dạ dày-ruột phải được xem xét cho các bệnh nhân này.
  • Các bệnh nhân với tiền sử bệnh đường tiêu hóa dạ dày-ruột, đặc biệt khi lớn tuổi, phải báo lại với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường (đặc biệt chảy máu dạ dày-ruột, đi ngoài phân đen, nôn máu,...) đặc biệt ở giai đoạn đầu điều trị. Ngừng thuốc Ikonap ngay nếu có biểu hiện trên.
  • Ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống (SLE) và rối loạn mô liên kết hỗn hợp, khi dùng thuốc Ikonap có thể tăng nguy cơ viêm màng não vô khuẩn vì vậy cần thận trọng khi sử dụng.
  • Các phản ứng da nghiêm trọng như: Hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), viêm da tróc vảy có thể xảy ra khi dùng Ikonap.
  • Nếu bệnh nhân đã phát triển một phản ứng nghiêm trọng như SJS, TEN hoặc DRESS trước đó do dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroids, không nên bắt đầu điều trị Ikonap ở bệnh nhân này.
  • Việc sử dụng Ikonap có thể làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ và không được khuyến cáo ở phụ nữ đang chuẩn bị mang thai.
  • Ikonap có thể che lấp các dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm, người bệnh dùng thuốc cần lưu ý các triệu chứng mình gặp phải để có thể xử lý kịp thời.
  • Các trường hợp nhìn mờ hoặc giảm hoạt động thị giác đã được báo cáo khi sử dụng NSAID, bao gồm cả Ikonap. Cho bệnh nhân đi khám mắt nếu bệnh nhân có các triệu chứng này.
  • Lưu ý với phụ nữ có thai: Ikonap chống chỉ định với phụ nữ có thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Lưu ý với phụ nữ cho con bú: Nên dừng cho con bú khi sử dụng thuốc Ikonap.
  • Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc: Các tác dụng không mong muốn như chóng mặt, buồn ngủ, lú lẫn, mệt mỏi và rối loạn thị giác có thể xảy ra sau khi dùng Ikonap gây nguy hiểm cho người lái xe, vận hành máy móc hoặc người lao động cần sự tỉnh táo.

7. Tương tác của thuốc Ikonap

Người bệnh sử dụng Ikonap cần chú ý tương tác thuốc dưới đây:

  • Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển (ACEI), thuốc đối kháng thụ thể angiotensin (ARA) có thể giảm tác dụng khi dùng đồng thời với Ikonap.
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali khi sử dụng chung với Ikonap có thể tăng nguy cơ gây tăng kali huyết.
  • Glycosid tim: Ikonap có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim, giảm mức lọc cầu thận và tăng mức glycoside huyết tương.
  • Lithi: Ikonap làm giảm thải trừ lithi.
  • Methotrexate: Ikonap làm giảm thải trừ methotrexate.
  • Ciclosporin: Ikonap làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận khi dùng chung Ciclosporin.
  • Mifepristone: Không nên sử dụng Ikonap trong 8-12 ngày sau khi dùng mifepristone vì Ikonap có thể làm giảm tác dụng của mifepristone.
  • Corticosteroid: Tăng nguy cơ loét hoặc chảy máu đường tiêu hóa khi dùng chung Ikonap.
  • Thuốc chống đông máu: Ikonap có thể tăng cường tác dụng của thuốc chống đông máu, chẳng hạn như warfarin.
  • Probenecid: làm giảm chuyển hóa và giảm thải trừ Ikonap.
  • Thuốc kháng sinh Quinolon: Bệnh nhân dùng Ikonap và Quinolon có thể tăng nguy cơ bị co giật.
  • Rượu, Bisphosphonates, Oxpentifylline (pentoxifylline) và Sulfinpyrazone, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc loét dạ dày ruột khi dùng chung Ikonap.
  • Thuốc chống tiểu cầu và thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI): Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa khi dùng chung Ikonap.
  • Tacrolimus: Có thể tăng nguy cơ ngộ độc thận khi dùng Ikonap cùng với Tacrolimus.
  • Zidovudine: Tăng nguy cơ nhiễm độc huyết học khi dùng Ikonap với zidovudine.
  • Cần thận trọng khi dùng đồng thời Ikonap với các thuốc liên kết với protein khác, ví dụ như Sulphonamide, Sulphonylureas hoặc Hydantoin và theo dõi cẩn thận các dấu hiệu quá liều.

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Ikonap, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Ikonap điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.

36 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan